LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 42

chấp nhận giảm tiền lương danh nghĩa. Khi lập luận rằng tiền lương thực tế có khuynh hướng tiến tới ngang bằng
với độ phi thoả dụng biên của lao động, thì định đề rõ ràng giả định rằng người lao động có khả năng quyết định
tiền lương thực tế mà vì nó họ làm việc, dù cho họ không thể quyết mức định số lượng công việc sẽ có với số tiền
công đó.

Lý thuyết truyền thống, nói một cách ngắn gọn, cho rằng những thoả thuận về tiền lương giữa chủ và thợ quy

định tiền lương thực tế, thành thử trong trường hợp có sự cạnh tranh tự do giữa những người chủ, và người lao
động không bị hạn chế trong việc kết hợp đấu tranh thì những người thợ đó, nếu họ muốn, có thể đưa số tiền lương
thực tế của mình lên cho phù hợp với độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm mà các ông chủ yêu cầu theo
mức tiền lương đó. Nếu điều này không đúng, thì sẽ không có lý gì nữa để mong chờ xu hướng tiến tới sự cân
bằng giữa tiền lương thực và độ phi thoả dụng biên của lao động.

Điều cần nhớ ở đây là các kết luận cổ điển nhằm áp dụng cho toàn bộ lao động, chứ không có nghĩa là một cá

nhân đơn lẻ có thể được nhận vào làm việc khi chấp nhận giảm tiền lương danh nghĩa mà các bạn đồng nghiệp của
anh ta đã từ chối. Các kết luận đó được giả định là cũng có thể áp dụng cho một hệ thống đóng cũng như cho một
hệ thống để mở và không phụ thuộc vào những đặc điểm của một hệ thống để mở hoặc vào những hậu quả của
việc giảm bớt tiền lương danh nghĩa trong một nước về mặt ngoại thương; điều này tất nhiên hoàn toàn nằm ngoài
phạm vi của cuốn sách này. Các kết luận này cũng không dựa trên các hiệu ứng gián tiếp gây ra bởi tác động của
một dự luật về giảm bớt tiền lương tính bằng tiền có một vài tác động trở lại đối với hệ thống ngân hàng trong
chương 19. Các kết luận đó chỉ dựa vào quan điểm cho rằng trong một hệ thống đóng, một sự giảm bớt mức chung
của tiền lương danh nghĩa tất yếu sẽ kéo theo việc giảm tiền lương thực tế ít ra trong một thời kỳ ngắn và chịu
những hạn chế nhỏ, dù không phải bao giờ cũng theo một tỷ lệ nhất định.

Bây giờ giả thiết cho rằng mức chung của tiền lương thực tế tuỳ thuộc vào sự thoả thuận về tiền lương danh

nghĩa giữa chủ và thợ, rõ ràng là không đúng. Thật vậy, điều lạ lùng là đã có quá ít cố gắng để chứng minh hay
bác bỏ giả thiết đó. Vì nó còn lâu mới phù hợp với nội dung chủ yếu của lý thuyết cổ điển. Lý thuyết này dạy
chúng ta phải tin rằng giá cả bị chi phối bởi giá biên của vốn tính bằng tiền, và rằng tiền lương danh nghĩa chi phối
phần lớn giá biên của vốn. Như vậy, nếu tiền lương danh nghĩa thay đổi, người ta chắc đã cho rằng trường phái cổ
điển viện lý lẽ rằng giá cả sẽ phải thay đổi hầu như theo cùng một tỷ lệ, mà để tiền lương thực tế và mức độ thất
nghiệp hầu như vẫn như cũ, bất cứ một lợi lộc hoặc thua thiệt nhỏ nào đối với lao động đều tính vào chi phí hoặc
lợi tức của các yếu tố khác của chi phí biên (chi phí do tăng thêm một đơn vị sản lượng) là những yếu tố không bị
ảnh hưởng của những sự thay đổi

(6)

. Tuy nhiên các học giả cổ điển hình như đã từ bỏ cách tư duy như vậy một

phần do họ có sự tin tưởng vững chắc rằng người lao động có khả năng quyết định tiền lương thực tế của mình và
một phần là do họ có sự quan tâm đến ý kiến cho rằng giá cả tuỳ thuộc vào số lượng tiền tệ. Và một khi đã tin
tưởng vào ý kiến cho rằng người lao động luôn luôn có thể quyết định tiền lương thực tế của họ, khi ý kiến khác
cho rằng người lao động luôn luôn có thể quyết định mức tiền lương thực tế nào sẽ phù hợp với việc làm đầy đủ
(toàn dụng nhân công) tức là phù hợp với số lượng việc làm tối đa tương thích với một mức tiền lương thực tế
nhất định.

Để kết luận, có hai ý kiến phản đối định đề thứ hai của lý thuyết cổ điển. Ý kiến thứ nhất có liên quan đến

hành vi thực tế của lao động. Một sự giảm bớt tiền lương thực tế do giá cả tăng trong khi tiền lương danh nghĩa
không thay đổi, nói chung sẽ không làm cho cung về lao động theo mức lương hiện hành giảm xuống dưới mức số
lao động đang làm việc trước khi giá cả tăng. Nếu giả định sự giảm bớt tiền lương thực tế làm cho mức cung lao
động giảm xuống tức là giả định tất cả những người lao động hiện đang không có việc làm, mặc dầu họ rất muốn
làm việc với số tiền công hiện nay, sẽ không chấp nhận yêu cầu mời họ vào làm việc trong trường hợp giá sinh
hoạt tăng dù chỉ rất ít. Thế nhưng giả thuyết kỳ lạ đó rõ ràng là làm chỗ dựa cho “Lý thuyết về thất nghiệp” của
giáo sư Pigou

(7)

và đó cũng là điều mà tất cả các thành viên của trường phái chính thống mặc nhiên thừa nhận.

Nhưng ý kiến phản đối thứ hai, mà có tầm quan trọng căn bản hơn sẽ được chứng tỏ phát triển trong những

chương kế tiếp, xuất phát từ việc chúng tôi tranh luận về giả thiết là mức chung của tiền lương thực tế bị trực tiếp
chi phối bởi tính chất của cuộc thương lượng về tiền lương. Khi giả định rằng cuộc đàm phán về tiền lương quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.