LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 44

nghiệp “không ăn khớp” ra khỏi định nghĩa thất nghiệp “bắt buộc”. Như vậy, tôi xin định nghĩa như sau: những
người được gọi là bị thất nghiệp bắt buộc, nếu mỗi khi giá cả hàng hoá mua bằng tiền công tăng lên đôi chút so
với tiền lương danh nghĩa, thì tổng cung của những người lao động muốn làm việc thì tại mức tiền lương danh
nghĩa đó và tổng cầu về lao động tại mức lương danh nghĩa đó dầu lớn hơn khối lượng việc làm hiện có
. Một định
nghĩa khác cũng cùng một nội dung như vậy sẽ được trình bày ở chương tiếp sau (tiết I).

Từ định nghĩa trên đây, có thể rút ra kết luận là việc tiền lương thực tế ngang bằng với mức phi thoả dụng

biên của việc làm mà định đề thứ hai đã giả định trước, nếu đem ra giải thích qua thực tế, phù hợp với tình trạng
không có nạn thất nghiệp “bắt buộc”. Tình trạng sự việc này sẽ được chúng tôi mô tả như là tình trạng có đầy đủ
việc làm, và cả nạn thất nghiệp “do không ăn khớp” và nạn thất nghiệp “tự nguyện” đều hoàn toàn phù hợp với
tình trạng có việc làm đầy đủ như đã được định nghĩa ở trên. Chúng ta sẽ thấy rằng điều này phù hợp với các đặc
điểm khác của lý thuyết cổ điển, lý thuyết này được xem như một lý thuyết phân phối trong tình trạng có đầy đủ
việc làm. Chừng nào mà các định đề cổ điển còn đứng vững, nạn thất nghiệp theo nghĩa bắt buộc trên đây không
thể xảy ra. Vì thế, nạn thất nghiệp, thể hiện qua hình thức bên ngoài, phải là do kết quả của việc tạm thời bị mất
việc làm trong thời kỳ chuyển công tác hay do gián đoạn nhu cầu về các nguồn lực chuyên dùng cao độ nay do
hậu quả của việc công đoàn không cho phép sử dụng lao động tự do. Như vậy các tác giả thuộc truyền thống cổ
điển vì bỏ qua giả thuyết đặc biệt làm cơ sở logic về nhận định của họ là nạn thất nghiệp thể hiện ở bề ngoài (trừ
những ngoại lệ được thừa nhận) về cơ bản chỉ có thể do công nhân thất nghiệp chối không chịu nhận mức thù lao
tương đương với năng suất biên của họ. Một nhà kinh tế học cổ điển có thể thông cảm với người lao động khi anh
ta từ chối không chấp nhận sự cắt xén tiền lương danh nghĩa của anh ta, và nhà kinh tế học đó sẽ thừa nhận rằng
nếu buộc người lao động phải chịu những điều kiện tạm thời thì đó không phải là một điều khôn ngoan; nhưng
tính trung thực khoa học buộc ông ta phải tuyên bố là sự từ chối này dù sao cũng là nguyên nhân của sự rắc rối.

Tuy nhiên, nếu lý thuyết cổ điển chỉ có thể áp dụng cho trường hợp đầy đủ việc làm, thật là ảo tưởng khi đem

áp dụng nó cho những vấn đề thất nghiệp bắt buộc nếu quả có vấn đề như vậy (và ai sẽ phủ nhận nó?). Các nhà lý
thuyết cổ điển cũng giống như các nhà hình học thuộc phái Euclid trong không gian phi Euclid, sau khi phát hiện
rằng trong thực tế những đường thẳng về bề ngoài là song song, nhưng nhiều khi lại gặp nhau, họ đổ lỗi cho các
đường thẳng chẳng chịu giữ vững hướng thẳng, đó là cách duy nhất để tránh những va chạm không hay đang xảy
ra. Sự thật thì không có cách cứu chữa nào khác ngoài việc gạt bỏ tiên đề đường song song của Euclid và thiết lập
một môn hình học phi Euclid. Trong kinh tế học ngày nay cũng cần phải làm một việc tương tự như thế. Chúng ta
cần phải gạt bỏ định đề thứ hai trong học thuyết cổ điển và xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó nạn thất
nghiệp bắt buộc hiểu theo nghĩa chính xác của từ này có thể xảy ra.

V

Khi nhấn mạnh điểm làm chúng ta xa rời khỏi hệ thống cổ điển, chúng ta đừng nên vì thế mà không nhận

thấy một điểm tương đồng quan trọng, vì chúng ta sẽ giữ lại định đề thứ nhất như trước đây, chỉ với những điều
kiện giống như trong lý thuyết cổ điển. Và chúng ta phải dừng lại trong giây lát để xem xét nó bao hàm những gì.

Định đề này có nghĩa là với một cách tổ chức, trình độ thiết bị và kỹ thuật nhất định, thì tiền lương thực tế và

khối lượng sản phẩm (và do đó khối lượng việc làm) có mối quan hệ đơn trị với nhau, do đó nói chung mức tăng
số việc làm chỉ có thể xảy ra cùng với việc giảm mức tiền lương thực tế. Vì thế tôi không tranh luận sự việc cơ bản
sống còn này mà các nhà kinh tế học cổ điển đã khẳng định (đúng) là không thể bác bỏ được. Trong một tình trạng
tổ chức, thiết bị và kỹ thuật nhất định, tiền lương thực tế do một đơn vị lao động thu được có một mối tương quan
(nghịch) đơn trị với khối lượng việc làm. Vì thế, nếu số người có việc làm tăng lên, thì trong một thời gian ngắn,
tiền công cho một đơn vị lao động tính theo hàng hoá mua bằng tiền lương nói chung phải giảm bớt và lợi nhuận
sẽ tăng

(8)

. Đây chỉ đơn giản là phần bổ sung của lập luận quen thuộc cho rằng công nghiệp hoạt động bình thường

phải chịu quy luật lợi tức giảm dần trong một thời gian ngắn mà trong đó thiết bị v.v. được coi như không thay đổi;
do đó sản phẩm biên trong các ngành sản xuất hàng hoá theo tiền lương (sản phẩm biên chi phối lương thực tế)
nhất định giảm đi khi số người có việc làm tăng. Chừng nào mà lập luận này còn đứng vững, bất kỳ phương cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.