LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 45

tăng nào số người có việc làm phải đồng thời dẫn tới sự giảm bớt sản phẩm biên và do đó sự giảm bớt mức tiền
công tính theo sản phẩm này.

Nhưng khi chúng ta gạt bỏ định đề thứ hai, thì một sự giảm bớt số người có việc làm - mặc dầu tất yếu có liên

quan đến việc người lao động nhận một mức tiền công ngang bằng về giá trị với một số lượng lớn hơn về hàng
hoá mua bằng tiền lương - không nhất thiết là do người lao động đòi hỏi một số lượng lớn hơn về hàng hoá mua
bằng tiền lương; và việc người lao động đồng ý tự nguyện nhận mức tiền lương danh nghĩa thấp hơn không nhất
thiết là một phương thuốc chữa bệnh thất nghiệp. Lý thuyết về tiền lương trong mối quan hệ với việc làm mà
chúng ta đang đề cập tới, không được làm sáng tỏ hoàn toàn trước khi đọc đến chương 19 và phụ lục của chương
này.

VI

Từ thời Say và Ricardo, các nhà kinh tế học cổ điển đã dạy rằng cung tạo ra chính cầu của nó; điều đó có ý

nghĩa rằng trong một chừng mực đáng kể nào đó nhưng không được xác định rõ ràng, toàn bộ chi phí sản xuất
nhất thiết phải được sử dụng hết, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc mua sản phẩm.

Trong cuốn “Các nguyên lý về kinh tế chính trị học” của J. S. Mill học thuyết này đã được trình bày rõ ràng

như sau:

Các phương tiện dùng để chi trả cho hàng hoá cũng chính là hàng hoá. Phương tiện mà mỗi người

dùng để thanh toán cho các sản phẩm của người khác chính là sản phẩm mà người đó sở hữu. Tất cả
những người bán, theo đúng nghĩa của từ này, tất yếu cũng là những người mua. Nếu chẳng ta có thể
bỗng nhiên làm cho năng lực sản xuất của đất nước tăng gấp đôi, chúng ta phải tăng gấp đôi lượng cung
các mặt hàng trên mỗi thị trường; nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tăng sức mua lên gấp hai lần. Mỗi
người sẽ phải tăng lượng cầu cũng như lượng cung lên gấp đôi; mỗi người sẽ phải có khả năng mua gấp
hai lần so với trước vì chính họ đều có trong tay số lượng hàng hoá gấp hai lần so với trước để trao
đổi

(9)

.

Như một hệ quả của học thuyết đó, người ta đã giả định rằng bất kỳ một hành vi không muốn tiêu dùng riêng

biệt nào cũng dẫn tới một việc là sử dụng vào việc đầu tư để sản xuất ra của cải vốn. Đoạn sau đây trích trong
cuốn “Lý thuyết thuần tuý về những giá trị nội địa”

(10)

của Marshall, chứng minh cho luận đề truyền thống này:

Tất cả số tiền thu nhập của mỗi người đều được chi dùng vào việc mua hàng hoá và dịch vụ. Thật ra

một người thường tiêu dùng một phần số tiền thu nhập và để dành phần còn lại. Nhưng theo một chân lý
kinh tế quen thuộc, một người mua lao động và hàng hoá bằng phần thu nhập mà anh ta để dành cũng
như bằng phần thu nhập mà anh ta chi dùng. Người này được coi là biết chi tiêu khi anh ta tìm cách tận
hưởng vui thú với hàng hoá và dịch vụ mà anh ta mua được. Người này được coi là biết để dành khi anh
ta dùng sức lao động và hàng hoá anh ta mua vào công việc sản xuất ra của cải vật chất mà từ đó anh ta
hy vọng tìm thấy những cách hưởng lạc trong tương lai.

Thật vậy, không dễ gì trích những đoạn tương tự trong tác phẩm sau này của Marshall

(11)

, hoặc của

Edgeworth hoặc Giáo sư Pigou. Ngày nay học thuyết đó không bao giờ được nói tới dưới hình thức thô sơ như
thế. Tuy nhiên, nó vẫn là cơ sở của toàn bộ lý thuyết cổ điển, và nếu không có nó thì lý thuyết này không thể đứng
vững được. Các nhà kinh tế học đương đại, có thể do dự khi đồng ý với Mill, nhưng lại sẵn sàng chấp nhận các kết
luận đã sử dụng học thuyết của Mill làm tiền đề. Trong hầu hết các tác phẩm của Giáo sư Pigou, chẳng hạn, người
ta đều tin rằng tiền tệ không thực sự quan trọng trừ về mặt trao đổi và rằng lý thuyết về sản xuất và việc làm có thể
được xây dựng (như lý thuyết của Mill) như dựa trên cơ sở những trao đổi “thật sự” với tiền tệ được giới thiệu số
lượng trong một chương sau đây. Niềm tin đó là một lời giải thích hiện đại của học thuyết cổ điển. Tư tưởng của
thời đại ngày nay còn gắn chặt với quan điểm cho rằng nếu dân chúng không tiêu dùng tiền của họ bằng cách này
thì họ sẽ tiêu dùng bằng cách khác

(12)

. Các nhà kinh tế học sau chiến tranh ít khi thành công trong việc duy trì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.