định tiền lương thực tế, trường phái cổ điển đã đưa ra một giả định bất hợp lý. Vì có thể người lao động nói chung
không có một phương pháp nào khả dĩ để làm cho hàng hoá mua bằng tiền công tương đương với mức chung của
tiền lương danh nghĩa và phù hợp với độ phi thoả dụng biên của khối lượng công việc làm hiện có. Có thể không
có phương cách, mưu chước nào để người lao động nói có thể giảm tiền lương thực tế xuống một mức nhất định
bằng cách xem xét lại các cuộc thương lượng về tiền với giới chủ. Đó sẽ là luận điểm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ
cố gắng chứng minh rằng trước hết chắc chắn có những tác nhân khác sẽ quyết định mức chung của tiền lương
thực tế. Mọi cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này sẽ là một trong những chủ đề chính của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa
ra những lý lẽ cho rằng đã có một sự hiểu lầm cơ bản về cách thức hoạt động thực sự nền kinh tế chúng ta hiện
đang nghiên cứu.
III
Mặc dầu cuộc tranh chấp về tiền lương danh nghĩa giữa các cá nhân và tập đoàn thường được coi là có tác
dụng quy định mức chung của tiền lương thực tế, nhưng thực ra nó lại liên quan đến một mục đích khác. Vì tính
cơ động không hoàn hảo của giới lao động và vì tiền lương không có chiều hướng đạt tới một sự bình đẳng hoàn
toàn về lợi ích trong các ngành nghề khác nhau, nên bất kỳ một cá nhân hay một tập đoàn lao động nào, khi chấp
nhận giảm bớt tiền lương danh nghĩa của mình so với các người lao động khác, đều phải chịu một sự giảm bớt
tương đối về tiền lương thực tế, điều này làm cho họ có đủ lý do để phản đối việc đó. Mặt khác, không thể nào
phản đối được tất cả những lần giảm lương thực tế do có sự thay đổi về sức mua của đồng tiền, mà điều này thì
ảnh hưởng tới tất cả các công nhân ở mức độ như nhau; và trên thực tế, những lần giảm tiền lương thực tế như vậy
thông thường không vấp phải một sự chống đối nào, trừ phi giảm bớt đó đi đến mức quá đáng không thể nào chịu
đựng nổi. Hơn nữa, mọi ý kiến phản đối việc giảm bớt tiền lương danh nghĩa áp dụng cho những ngành công
nghiệp riêng biệt cũng không gây nên một sự cản trở nào đối với việc tăng tổng số việc làm như đã thường xảy ra
khi có sự chống đối tương tự đối với tất cả các lần giảm thực tế.
Nói một cách khác, cuộc đấu tranh về tiền lương danh nghĩa trước hết ảnh hưởng tới sự phân phối tổng số
tiền lương thực tế giữa các tập đoàn lao động khác nhau, chứ không ảnh hưởng tới số tiền bình quân tính theo đơn
vị công việc; số tiền bình quân này như chúng ta sẽ thấy phụ thuộc vào một loạt các tác nhân khác nhau. Sự liên
kết giữa những người công nhân trong một tập đoàn lao động là để bảo vệ tiền lương thực tế tương đối của họ.
Mức chung của tiền lương thực tế phụ thuộc vào những tác nhân khác của hệ thống kinh tế.
Như vậy, thật là may mắn là các công nhân, mặc dù hành động theo bản năng, đã vô tình trở thành những nhà
kinh tế học có lý lẽ hơn trường phải cổ điển, chừng nào họ chống đối mọi sự cắt giảm tiền lương danh nghĩa, mặc
dù sự cắt giảm này ít khi hay chẳng bao giờ có tính chất toàn diện phổ biến, ngay cả khi số tiền lương thực tế
tương đương với các khoản thu nhập đó vượt quá độ phi thoả dụng biên của số lượng việc làm hiện có. Ngược lại
công nhân không hề chống đối việc giảm bớt tiền lương thực tế vì việc này gắn với tăng tổng số việc làm và giữ
cho tiền lương danh nghĩa tương đối không thay đổi trừ khi sự giảm bớt đó đạt tới mức đe dọa giảm tiền lương
thực tế xuống dưới mức phi thoả dụng biên của khối lượng việc làm hiện tại. Bất kỳ tổ chức công đoàn nào cũng
sẽ chống lại việc cắt xén tiền lương danh nghĩa, dù cho chỉ cắt giảm rất ít mà thôi. Nhưng vì không có một tổ chức
công đoàn nào lại nghĩ đến việc phát động một cuộc đình công mỗi khi giá sinh hoạt tăng, cho nên họ không gây
nên một sự cản trở nào đối với việc tăng tổng số việc làm như trường phái cổ điển đã gán cho họ như vậy.
IV
Bây giờ chúng ta cần phải định nghĩa loại thất nghiệp thứ ba, gọi là thất nghiệp “bắt buộc” hiểu theo nghĩa
chính xác mà lý thuyết kinh điển không chấp nhận là có thể xảy ra.
Chúng tôi không có ý nói đến một năng lực làm việc chưa tận dụng hết như là một loại thất nghiệp bắt buộc.
Làm việc tám giờ trong một ngày không thể gọi là thất nghiệp vì nó chưa quá khả năng của con người là làm việc
được mười giờ đồng hồ. Chúng ta cũng không thể coi là thất nghiệp “bắt buộc” nếu một nhóm công nhân không
muốn lao động vì họ không thích làm việc với một tiền công thấp hơn một mức nào đó. Ngoài ra, nên loại trừ thất