LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 41

lao động chỉ là một hàm số của tiền lương thực tế, đường cung của họ về lao động sẽ dịch chuyển theo mọi biến
động của giá cả. Như vậy phương pháp mà họ sử dụng gắn chặt với những giả định riêng biệt của họ và không thể
dùng để giải quyết trường hợp tổng quát hơn.

Ngày nay kinh nghiệm thông thường cho chúng ta biết không chút nghi ngờ rằng một tình trạng mà ở đó lao

động đòi (trong những giới hạn nhất định) phải trả bằng tiền lương danh nghĩa chứ không phải là tiền lương thực
tế, là một điều bình thường, chứ không phải chỉ là một khả năng có thể xảy ra. Trong khi công nhân thường đấu
tranh chống việc giảm tiền lương danh nghĩa, họ không có thói quen rút lui khỏi công việc họ đang làm mỗi khi
giá hàng tiêu dùng cho người ăn lương tăng lên. Đôi khi có người cho rằng thật là phi lý khi người lao động chỉ
đấu tranh chống việc giảm tiền lương danh nghĩa mà chẳng chú trọng đến đấu tranh chống việc giảm tiền lương
thực tế. Vì những lý do trình bày dưới đây (tiết III của chương này), điều này có thể không phi lý như bề ngoài nó
tỏ ra như vậy, và, như chúng ta sẽ thấy sau này, may thay lại đúng như vậy. Nhưng dù hợp lý hơn hay phi lý, kinh
nghiệm cho thấy là trên thực tế lao động đã xử sự như thế nào.

Ngoài ra, lập luận cho rằng sự thất nghiệp đặc trưng cho thời kỳ suy thoái là do người lao động từ chối không

chịu giảm tiền lương danh nghĩa đã không được chứng minh bằng những sự việc thực tế. Thật là không hợp lý lắm
khi khẳng định rằng nạn thất nghiệp ở Mỹ năm 1932 là do công nhân cương quyết từ chối không chấp nhận giảm
tiền lương danh nghĩa hoặc kiên trì đòi hỏi tiền lương thực tế cao hơn mức mà năng suất của bộ máy kinh tế có thể
cung cấp cho họ. Khối lượng việc làm có những thay đổi khá lớn nhưng không có một sự biến đổi rõ ràng nào về
mức nhu cầu thực tế tối thiểu của lao động hoặc về năng suất lao động. Lao động không tỏ ra kém hùng hổ trong
thời kỳ suy thoái hơn là trong thời kỳ thịnh vượng mà còn trái lại là khác. Năng suất vật chất của lao động cũng
không suy giảm. Các sự việc này là cơ sở vững chắc hàng đầu để xem xét cách phân tích cổ điển còn phù hợp nữa
không.

Sẽ là một điều thú vị khi được biết kết quả của một cuộc điều tra thống kê về mối quan hệ thực tế giữa những

sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa và những thay đổi về tiền lương thực tế. Trong trường hợp khi một sự thay
đổi chỉ liên quan đến một ngành công nghiệp riêng biệt, người ta có thể dự kiến sự thay đổi về tiền lương thực tế
sẽ diễn ra theo cùng chiều với sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa. Nhưng trong trường hợp có những thay đổi về
mức tiền lương chung, tôi cho rằng sự thay đổi về tiền lương thực tế so với sự thay đổi về tiền lương danh nghĩa
thường được thấy không xảy ra theo cùng một chiều, mà hầu như bao giờ cũng ngược chiều với nhau. Như thế có
nghĩa là khi tiền lương danh nghĩa tăng lên, ta sẽ thấy tiền lương thực tế giảm xuống; và khi tiền lương danh nghĩa
giảm xuống, tiền lương thực tế lại tăng lên. Điều này là do trong một thời gian ngắn, việc tiền lương danh nghĩa
giảm và tiền lương thực tế tăng, do những lý do riêng của chúng, đều có thể là do giảm việc làm; người lao động
sẵn sàng hơn trong việc chấp nhận giảm tiền lương khi việc làm không đầy đủ, song tiền lương thực tế nhất thiết
phải tăng cùng một hoàn cảnh vì thu nhập biên tăng đối với một số thiết bị sản xuất nhất định khi sản lượng bị
giảm sút.

Thật vậy nếu đúng là tiền lương thực tế hiện có là ở mức tối thiểu mà ở dưới mức đó không thể có nhiều lao

động được sử dụng hơn là số đang làm việc trong bất kỳ tình huống nào, thì nạn thất nghiệp bắt buộc, ngoài nạn
thất nghiệp do không ăn khớp, sẽ không thể tồn tại. Nhưng nếu giả thiết rằng đây là trường hợp luôn luôn xảy ra
như vậy thì sẽ là điều vô lý. Vì ở mức tiền công danh nghĩa hiện nay, thông thường vẫn có nhiều lao động hơn số
hiện đang làm việc, mặc dầu giá cả hàng hoá mua bằng tiền công tăng và do đó tiền lương thực tế giảm xuống.
Nếu điều này không đúng thì hàng hoá mua bằng tiền công tương đương với tiền lương danh nghĩa hiện có không
phải là một số đo chính xác về độ phi thoả dụng biên của lao động, và định đề thứ hai sẽ không đứng vững.

Tuy nhiên còn có một ý kiến phản đối cơ bản hơn. Định đề thứ hai bắt nguồn từ ý nghĩ cho rằng tiền công lao

động thực tế tuỳ thuộc vào những sự thoả thuận về tiền lương giữa chủ và thợ. Dĩ nhiên mọi người thừa nhận là
những sự thoả thuận trên thực tế được tiến hành giữa hai bên bằng tiền, và ngay cả tiền lương thực tế mà người lao
động có thể chấp nhận được cũng hoàn toàn không thể không phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa tương ứng
thường có. Chính tiền lương danh nghĩa mà hai bên thoả thuận được coi là để quyết định tiền lương thực tế. Như
vậy, lý thuyết cổ điển giả định rằng người lao động luôn luôn có quyền giảm tiền lương thực tế của họ bằng cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.