LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 46

quan điểm một cách nhất quán. Vì tư tưởng của họ ngày nay bị tiêm nhiễm khá nhiều khuynh hướng trái ngược và
những sự việc thực tế nghiệm quá rõ ràng và không ăn khớp với quan điểm trước kia của họ

(13)

. Nhưng họ đã

không rút ra những kết luận sâu xa và không xét lại lý thuyết cơ bản của họ.

Thoáng nhìn qua, các kết luận này có thể đã được áp dụng vào loại hình kinh tế trong đó chúng ta thực sự

đang sinh sống là do có sự so sánh sai lầm với một loại kinh tế không dựa trên cơ sở trao đổi theo kiểu của
Robinson Crusoe, trong đó thu nhập, mà các cá nhân tiêu dùng hay giữ lại như là kết quả hoạt động sản xuất của
họ, hoàn toàn và thực sự là sản phẩm cùng loại của hoạt động đó. Nhưng ngoài việc này, kết luận cho rằng mọi chi
phí sản xuất phải được thu hồi lại toàn bộ bằng doanh số bán hàng do kết quả nhu cầu, kết luận này xem chừng rất
hợp lý vì khó mà phân biệt được kết luận đó với một giả định khác có vẻ tương tự mà không thể nghi ngờ được,
đó là giả định cho rằng tổng số tiền thu nhập của tất cả các thành viên trong cộng đồng tham gia vào hoạt động sản
xuất nhất thiết phải có một giá trị vừa vặn bằng giá trị của số lượng sản phẩm làm ra.

Cũng như vậy, thật là tự nhiên khi giả thiết là hành vi một cá nhân tự làm giàu cho mình mà hiển nhiên không

lấy một cái gì của người khác thì cũng là làm giàu cho toàn bộ cộng đồng, thành thử (như đã trình bày trong đoạn
văn trích dẫn vừa rồi của Marshall) một hành vi tiết kiệm của một cá nhân tất yếu dẫn đến một hành vi đầu tư
tương tự. Vì, một lần nữa, không nghi ngờ gì nữa là số tiền lời ròng về của cải của cá nhân phải đúng bằng tổng số
tiền lời ròng về của cải của cộng đồng.

Tuy nhiên những ai nghĩ theo cách đó bị đánh lừa bởi một ảo ảnh khiến cho họ nhầm lẫn hai hoạt động thực

chất khác biệt nhau mà lại có vẻ giống nhau. Họ lầm tưởng rằng có một mối liên hệ gắn các quyết định nhịn tiêu
dùng trong hiện tại với các quyết định đảm bảo tiêu dùng trong tương lai, trong khi đó các động cơ đưa tới những
quyết định sau không liên quan một chút nào tới những động cơ đưa tới những quyết định trước.

Như vậy, chính giả thiết về sự ngang bằng giữa giá cầu của các sản phẩm nói chung với giá cung của các sản

phẩm đó được xem là “tiên đề về đường thẳng song song” của lý thuyết cổ điển. Thừa nhận giả thiết đó, thì sẽ suy
ra tất cả những thứ khác; những lợi ích xã hội do sự tiết kiệm của tư nhân và quốc gia đem lại, thái độ truyền
thống đối với lãi suất, lý thuyết cổ điển về thất nghiệp, lý thuyết định lượng về tiền tệ, những lợi ích vô hạn của
chính sách tự do kinh doanh đối với ngoại thương và còn nhiều vấn đề khác nữa mà chúng ta còn phải tranh luận.

VII

Tại các điểm khác nhau trong chương này, chúng ta đã lần lượt bàn đến lý thuyết cổ điển dựa trên các giả

thuyết sau đây:

(1) Rằng tiền công thực tế bằng mức phi thoả dụng biên của số việc làm hiện có.
(2) Rằng không có hiện tượng như thất nghiệp bắt buộc theo đúng nghĩa của từ đó.
(3) Rằng mức cung tạo ra chính nhu cầu của nó theo nghĩa giá cầu tổng hợp bằng với giá cung đối với tất cả các

mức sản lượng và việc làm.

Tuy nhiên, tất cả ba giả thiết trên đều dẫn tới một kết cục chung theo nghĩa là ba giả thiết hoặc đều đứng

vững hoặc cùng suy đổ. Vì mỗi một trong ba về mặt logic đều bao hàm hai giả thiết kia.

Điều này nằm trong học thuyết Ricardo. Vì Ricardo có ý không quan tâm đến số lượng thu nhập kinh tế quốc dân, coi nó khác với sự phân phối thu

nhập. Trong việc này, Ricardo đã đánh giá đúng tính chất lý thuyết của ông. Nhưng những người kế tiếp ông, do kém sáng suốt hơn, đã sử dụng lý thuyết

cổ điển trong các bàn bạc về nguyên nhân của sự giàu có. Thư của Ricardo gửi cho Malthus ngày 9-10-1820 có viết: “Kinh tế chính trị học theo ông nghĩ

là một sự tìm tòi, khảo cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có. Nhưng tôi nghĩ đó là việc nghiên cứu luật quyết định sự phân phối các sản phẩm

công nghiệp giữa các giai cấp đã có cũng gây dựng nên nền công nghiệp đó. Không thể lập ra quy luật liên quan đến số lượng sản phẩm nhưng có thể lập

ra quy luật chi phối tỷ lệ phân phối. Càng ngày tôi càng hài lòng là cách điều tra thứ nhất là vô ích và không hiện thực, còn cách điều tra thứ hai thật sự

là đối tượng của khoa học”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.