LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 380

PHỤ LỤC 3

Trích từ Tạp chí kinh tế

(The Economic Journal), 3-1939

NHỮNG BIẾN ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI CỦA TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ VÀ SẢN LƯỢNG (1939)

Một bài báo của J. G. Dunlop đăng trong tạp chí này (9-1938, tập XLVIII, trang 413) về biến động của tỷ lệ

tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa, và bản ghi nhớ của ông L. Tarshis in dưới đây (trong Tạp chí kinh tế,
3-1939, trang 150)

(1)

chỉ rõ rằng cần phải xem lại quan điểm phổ biến mà tôi đã thừa nhận trong cuốn Lý thuyết

tổng quát về việc làm. Trong cuốn sách đó tôi đã viết:

Thật là thú vị nếu thấy được những kết quả của một cuộc điều tra thống kê về mối quan hệ thực sự

giữa những biến động trong tiền lương danh nghĩa và những biến động trong tiền lương thực tế. Đối với
một biến động riêng biệt của một ngành công nghiệp nhất định, người ta có thể hy vọng là tiền lương
thực tế biến động theo cùng hướng với tiền lương danh nghĩa. Nhưng đối với biến động trong mức
lương chung thì tôi nghĩ là người ta sẽ thấy rằng biến động trong tiền lương thực tế đi kèm với biến động
trong tiền lương danh nghĩa, không đi cùng hướng như thường lệ, mà hầu như luôn luôn đi theo hương
đối lập… Sở dĩ như vậy là vì trong một thời gian ngắn việc tiền lương danh nghĩa giảm xuống và tiền
lương thực tế tăng lên, vì những lý do khách nhau, đều có thể kèm theo mức lương hữu nghiệp giảm sút;
người lao động sẵn sàng hơn chấp nhận tiền lương giảm bớt khi số việc làm ít đi, song tiền lương thực tế
nhất định tăng lên trong cùng những hoàn cảnh như vậy do lợi tức biên của một số tư liệu sản xuất nào
đó tăng lên sản lượng giảm sút.

Nhưng những cuộc điều tra của ông Dunlop về những số thống kê của nước Anh cho thấy rằng khi tiền lương

danh nghĩa tăng lên thì thường thường tiền lương thực tế cũng tăng, nhưng khi tiền lương danh nghĩa giảm xuống
thì tiền lương thực tế có nhiều khả năng giảm hơn là tăng. Và ông Tarshis đã đi đến những kết quả tương tự trong
những năm vừa qua ở Hoa Kỳ.

Trong đoạn trích ở trên từ cuốn Lý thuyết tổng quát của tôi, tôi đã thừa nhận, không cần tự kiểm tra thực tế,

một quan điểm được nhiều nhà kinh tế học nước Anh tán thành cho tới một hai năm qua. Vì tư liệu làm cơ sở chủ
yếu cho ông Dunlop tiến hành điều tra tức là những chi tiêu về tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa do ông
G. H. Wood và giáo sư Bowley chuẩn bị - tất cả chúng ta đều có thể có được trong nhiều năm trước, nên thật kỳ lạ
là trước đây đã không có sự sửa chữa nào

(2)

. Nhưng vấn đề không đơn giản và không hoàn toàn tuỳ thuộc vào

những công trình nghiên cứu thống kê đang được nói đến.

Trước hết cần phải phân biệt hai vấn đề khác nhau. Trong đoạn trích ở trên tôi bàn đến phản ứng của tiền

lương thực tế đối với những biến động trong sản lượng, và tôi nghĩ đến những tình huống trong đó những biến
động trong tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa phản ánh những biến động trong mức hữu nghiệp do những
biến động về nhu cầu thực tế gây nên. Thực ra đây là trường hợp mà, nếu tôi hiểu họ đúng, các ông Dunlop và
Tarshis chủ yếu đề cập đến

(3)

. Song cũng có những trường hợp trong đó những biến đổi trong tiền lương phản ánh

những biến động về giá cả, hoặc về những điều kiện chi phối cuộc thương lượng về tiền lương, mà những biến
động này không tương ứng với, hoặc chủ yếu không phải là kết quả của những biến động về mức sản lượng và
mức hữu nghiệp, và không phải do những biến động về nhu cầu thực tế gây nên (mặc dù chúng có thể gây nên).
Vấn đề này đã được tôi bàn đến trong một phần khác của cuốn Lý thuyết tổng quát (chương 19), trong đó tôi đã đi
đến kết luận rằng những biến động trong sản lượng gây nên, có những phản ứng phức tạp đối với sản lượng, theo
chiều hướng tuỳ theo hoàn cảnh và khó có thể khái quát được. Tôi chỉ quan tâm đến xu hướng phát triển của vấn
đề thứ nhất

(4)

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.