LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 381

Vấn đề ảnh hưởng của những thời kỳ thịnh vượng và suy thoái đối với tiền lương thực tế có một lịch sử lâu

đời. Nhưng chúng ta không cần phải đi trở lại xa hơn thời kỳ những năm 80 và 90 của thế kỷ vừa qua, khi vấn đề
này là đề tài nghiên cứu của nhiều cơ quan chính thức, sau khi ông Marshall đã đưa ra bằng chứng cho họ, hoặc
ông đã tham gia công việc nghiên cứu của những cơ quan này. Bản thân tôi cũng đã được giáo dục bởi bằng chứng
ông đã đưa ra trước Uỷ ban Vàng Bạc năm 1887 và Uỷ ban Tiền tệ năm 1899

(5)

. Không phải bao giờ cũng rõ ràng,

có phải là Marshall lưu ý đến việc tăng tiền lương danh nghĩa đi kèm với tăng sản lượng không, hay ông lưu ý đến
một tình hình chỉ phản ánh biến động trong giá cả (thí dụ, đo một biến động về mức chuẩn là đề tài ông đang đưa
ra bằng chứng); nhưng trong một số đoạn rõ ràng là ông đề cập đến những biến động trong tiền lương thực tế
trong những thời kỳ khi sản lượng tăng.

Tuy nhiên, rõ ràng là kết luận của ông, giống như một số lập luận về sau dựa trên những cơ sở tiên nghiệm

nảy sinh từ việc chi phí biên tăng lên trong thời gian ngắn, mà dựa trên những cơ sở thống kê mà cho thấy rằng
trong thời gian ngắn tiền lương ổn định hơn giá cả. Trong bản ghi nhớ sơ bộ của ông đệ trình Uỷ ban Vàng Bạc
(Những tài liệu chính thức, trang 19), ông đã viết: “Trong quá trình giá cả giảm một cách chậm chạp và từ từ, một
cuộc xung đột mạnh mẽ thường không để cho tiền lương danh nghĩa trong phần lớn các ngành hạ xuống nhanh
như giá cả, và quá trình này dần dần đưa lại một mức sống cao hơn cho tầng lớp lao động, và giảm bớt sự bất bình
đẳng về của cải. Những lợi ích này thường không được chú ý đến, nhưng theo tôi, chúng thường có tầm quan
trọng gần giống như những tai hoạ sinh ra bởi việc giá cả giảm dần mà đôi khi được gọi là một cuộc suy thoái kinh
tế. Và khi ông Chaplin hỏi ông (sách đã dẫn, trang 99): “Ông có nghĩ rằng trong thời kỳ suy thoái, tầng lớp lao
động làm công được hưởng nhiều hơn trước đó hay không”, ông đã trả lời: “Tính trung bình, họ được hưởng nhiều
hơn trước đó”.

Do đó, như thấy rõ trong một bức thư quan trọng tháng 4-1897 (cho đến nay chưa được công bố) gửi

Foxwell

(6)

là người có ý kiến đối lập, ý kiến của Marshall đã trở nên có tính chất thử nghiệm hơn; mặc dù đoạn

trích sau đây nói nhiều đến thái độ chung của ông đối với vấn đề giá cả tăng hơn là tác động đặc biệt của giá cả
đối với tiền lương thực tế:

Ông thấy đấy, quan điểm của tôi về vấn đề này (a) không có gì quá tự tin, (b) không được tôi hoàn

toàn tán thành, (c) không quá cũ kỹ, (d) hoàn toàn dựa trên cơ sở những lập luận không kinh viện và dựa
vào sự quan sát.

Trong những năm từ 68 đến 77 tôi đã ủng hộ mạnh mẽ điều bây giờ ông tán thành. Quan sát những sự

kiện ở Bristol đã làm cho tôi nghi ngờ. Trong năm 85 hoặc 86 tôi đã viết một bản ghi nhớ cho Uỷ ban
nghiên cứu về suy thoái, hơi nghiêng về giá cả tăng. Nhưng trong hai năm sau tôi đã nghiên cứu sâu vấn
đề này, tôi đã đọc và phân tích những bằng chứng do những nhà kinh doanh đưa ra trước Uỷ ban đó, và
khi Uỷ ban Vàng Bạc được thành lập, tôi đã thay đổi thái độ.

Từ đó tôi đã đọc nhiều, nhưng hầu như chỉ gồm những tài liệu không kinh viện về đề tài này, và tôi đã

nghĩ vấn đề này khi nghiên cứu phần lớn những bằng chứng do những nhà kinh doanh và những người
lao động đưa ra trước Uỷ ban Lao động. Tôi đã thấy nhiều vấn đề mới củng cố niềm tin mới của tôi,
không có gì làm lung lạc niềm tin đó. Tôi không còn tin là tôi đúng nữa. Tôi tuyệt đối tin chắc rằng bằng
chứng được đưa ra và xuất bản trái ngược với tình hình thực tế ở Anh và Mỹ (tôi đã không đọc nhiều tài
liệu nói về những nước khách) - bằng chứng đó không đúng như nó biện minh và không đáp ứng hoặc
thoả mãn những lập luận của tôi một cách đơn giản như các ông có thể tưởng tượng.

Sau đó ít lâu ông bắt đầu nghiên cứu bằng chứng ông đã trình bày trước Uỷ ban Tiền tệ. Bằng chứng này xem

như đã có tác dụng củng cố lòng tin của ông đối với ý kiến trước đó. Ý kiến cuối cùng của ông được nêu trong câu
hỏi II, 781

(7)

:

Tôi đã thú nhận rằng trong 10, 15 năm sau khi bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học, tôi đã tin vào

học thuyết chung cho rằng sự tăng giá cả nói chung có lợi trực tiếp đối với nhà kinh doanh, và gián tiếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.