LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 383

được thế hệ của tôi chấp nhận một cách tin tưởng, là vì về sau này với lập luận đó được sự ủng hộ nhiều hơn về
một lý thuyết.

Tuy nhiên, đối với lời tuyên bố của tôi nói rằng sự khái quát hoá của Marshall cho mãi đến thời gian gần đây

vẫn không đúng, có một ngoại lệ quan trọng. Trong cuốn “Những thăng trầm trong công nghiệp” xuất bản năm
1927, giáo sư Pigou đã chỉ ra rằng (trang 217) “nói chung, những giai đoạn gần đỉnh của chu kỳ kinh tế đi kèm
theo với mức lương thực tế cao hơn so với những giai đoạn thấp”, và để biện hộ cho nhận định này ông đã in một
biểu đồ lớn cho thời kỳ từ 1850 đến 1910, Tuy nhiên, về sau, hình như ông lại phải quay về quan điểm của
Marshall, và trong cuốn “Lý thuyết về thất nghiệp” xuất bản năm 1933, ông đã viết (trang 296):

Nói chung, việc chuyển tính từ mức lương thực tế sang mức lương danh nghĩa làm cho mức thực tế

biến động một cách không theo kiểu bù trừ, mà theo kiểu bổ sung đối với những biến động hàm số cầu
thực tế. Mức lương thực tế không những không giảm khi nhu cầu thực tế về lao động giảm, mà thực tế là
đã tăng lên; và cũng như vậy, nhu số cầu thực tế về lao động tăng thì mức lương thực tế giảm.

Trong khoảng thời gian đó, ông Rueff đã được chú ý đến nhiều với việc xuất bản những số thống kê nhằm chỉ

ra rằng tiền lương thực tế tăng có xu hướng đi cùng với thất nghiệp tăng. Giáo sư Pigou nêu ra rằng những số
thống kê này đã kém giá trị do việc ông Rueff đã chia tiền lương danh nghĩa cho chỉ số bán buôn chứ không phải
chia cho chỉ số giá sinh hoạt, và ông không đồng ý với ông Rueff rằng tiền lương thực tế tăng là nguyên nhân chủ
yếu làm cho thất nghiệp tăng. Song ông kết luận (trang 300), căn cứ vào sự nghiên cứu kỹ lưỡng, rằng, “có thể
nghi ngờ một chút, trong các cộng đồng công nghiệp hiện đại xu hướng sau chiếm ưu thế (tức là xu hướng để cho
những biến động trong số cầu thực tế gắn với những biến động theo chiều ngược lại trong mức lương thực tế mà
người lao động đòi hỏi”.

Cũng như Marshall, khi đưa ra kết luận, giáo sư Pigou chủ yếu dựa vào tính ổn định của tiền lương danh

nghĩa so với giá cả. Nhưng lý do khiến tôi chấp nhận sự khái quát hoá đang phổ biến vào thời điểm khi tôi đang
viết cuốn “Lý thuyết tổng quát” đã chịu nhiều ảnh hưởng của lập luận tiền nhiệm, là lập luận trong thời gian vừa
qua đã được nhiều người chấp nhận, được nhắc đến trong bài viết của ông R. F. Kahn về “Mối quan hệ giữa đầu tư
trong nước và mức việc làm” xuất bản trong Tạp chí kinh tế, tháng 6-1931

(9)

. Cứ liệu được giả định theo kinh

nghiệm chủ nghĩa, rằng trong thời gian ngắn tiền lương thực tế có xu hướng biến động theo hướng ngược lại với
mức sản lương sự việc đó tỏ ra phù hợp với sự khái quát hoá cơ bản hơn, rằng công nghiệp phụ thuộc vào chi phí
biên tăng trong thời gian ngắn rằng đối với một hệ thống đóng

(10)

nói chung, chi phí biên trong thời gian ngắn gần

bằng y như chi phí tiền lương biên, và rằng trong điều kiện cạnh tranh, giá cả bị chi phối bởi chi phí biên: tất nhiên
tất cả những điều này đều phụ thuộc vào những điều kiện của những trường hợp đặc biệt, nhưng vẫn là một sự
khái quát hoá đáng tin cậy nói chung.

Bây giờ tôi công nhận rằng kết luận đó quá đơn giản và không tính đầy đủ đến sự phức tạp của những cứ liệu.

Nhưng tôi vẫn giữ cái khung chủ yếu của lập luận này, và tin rằng cần sửa đổi chứ không phải bác bỏ lập luận đó,
việc tôi là một nạn nhân của kết luận truyền thống vì kết luận đó phù hợp với lý thuyết của tôi, là điều không đúng
sự thực. Đối với lý thuyết của tôi, kết luận này là không phù hợp vì nó có xu hướng đối trọng ảnh hưởng của
những tác nhận chủ yếu mà tôi đang bàn đến và làm cho tôi thấy cần thiết phải đề ra những điều kiện mà tôi không
cần phải quan tâm đến nếu tôi chấp nhận sự khái quát hoá ngược lại, được các ông Foxwell, Dunlop và Tarshis tán
thành. Đặc biệt, kết luận truyền thống đã có vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận, khoảng 10 năm trước đây,
về tác động của những chính sách phát triển đối với mức việc làm, vào thời điểm khi tôi chưa phát triển lập luận
của tôi một cách đầy đủ như về sau. Lúc đó tôi đã lập luận rằng tác động tốt của chính sách đầu tư mở rộng đối với
mức việc làm, điều không ai phủ nhận, là chính sách đó kích thích cầu thực tế. Mặt khác, giáo sự Pigou và nhiều
nhà kinh tế học khác đã giải thích tiền lượng thực tế đã giảm do giá cả tăng kéo theo cầu thực tế tăng. Người ta
cho rằng chính sách đầu tư của Nhà nước (và cũng như một sự cải thiện trong cán cân thương mại qua chế độ thuế
quan) đã phát huy tác dụng bằng cách lựa bịp tầng lớp lao động chấp nhận tiền lương thực tế thấp hơn gây ảnh
hưởng thuận đối với mức việc làm mà theo những nhà kinh tế học này, đàng lẽ ảnh hưởng này phải phát sinh từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.