LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 385

thực tế có xu hướng biến động theo cùng hướng như tiền lương danh nghĩa thì chúng biến động chỉ ít thôi theo
hướng ngược lại với mức sản lượng tính theo giờ công người, từ đó ta thấy rằng kết quả cuối cùng của Tarshis phù
hợp với giản định ban đầu của tôi liên quan đến tiền lương giờ. Vì vậy, có thể là tôi không sai lầm nghiêm trọng
nếu căn cứ vào những kết quả của Meade.

Hơn nữa, vì những lý do nêu ra ở dưới đây, điều quan trọng là phải quan sát riêng từng vấn đề, vì mức nhân

dụng tuyệt đối có thể rất tốt hoặc chỉ bình thường. Chúng ta có thể phân tích những kết quả của chúng ta để đi đến
hai sự khái quát hoá khác nhau, tuỳ theo mức nhân dụng tuyệt đối đạt được. Nếu trong giai đoạn điều tra hiện tại
chúng ta đi đến một sự khái quát hoá thống kê duy nhất nào đấy thì tôi muốn có một sự khái quát hoá (đối với
những thăng trầm trong phạm vi bình thường trong những thời kỳ điều tra mà hiếm khi đạt đến những điều kiện
toàn dụng nhân công), cho thấy những sự biến động ngắn hạn về tiền lương thực tế thường rất nhỏ so với những
biến đổi về những yếu tố khách, cho nên nếu chúng ta coi tiền lương thực tế hầu như không biến đổi trong thời
gian ngắn (một sự đơn giản hoá có ích nếu có cơ sở), thì đó không phải là một sai lầm lớn. Những biến đổi trong
tiền lương thực tế thường không phải là một yếu tố quan trọng trong những thăng trầm ngắn hạn cho đến khi gần
đạt mức toàn dụng nhân công, đó là một kết luận mà Tiến sĩ Kalecki đã đạt tới trên cơ sở những công trình nghiên
cứu riêng của ông ta

(16)

.

II

Có thể là chúng ta đã đánh giá thấp tác động về mặt định lượng của một yếu tố mà chúng ta luôn nhận thức

được. Lập luận của chúng ta thừa nhận rằng, nói chung, lao động được thù lao theo sản phẩm đa hợp, hoặc ít ra là
giá của những hàng tiêu dùng biến động giống như giá của sản lượng nói chung. Nhưng không ai cho rằng điều
này đúng là như vây, hoặc chính xác hơn là một dự tính gần đúng; và có thể là tỷ lệ của hàng tiêu dùng mà không
phải là sản phẩm đương thời của lao động được bàn đến và giá cả của những hàng hoá này không chịu sự chi phối
của chi phí biên của sản phẩm đó, lớn đến mức có thể làm cho dự tính gần đúng của chúng kém tin cậy. Tiền thuê
nhà và hàng nhập theo điều kiện mậu dịch thay đổi là những tí dụ quan trọng về yếu tố này. Nếu trong thời gian
ngắn tiền thuê nhà bất biến và những điều kiện mậu dịch có xu hướng cải thiện khi tiền lương danh nghĩa tăng và
xấu đi khi tiền lương danh nghĩa giảm, thì kết luận của chúng ta sẽ bị đảo ngược, trên thực tế mặc dù phần còn lại
của những tiền đề của chúng ta vẫn đứng vững.

Ở nước này người ta có thói quen cho rằng hai yếu tố này thực ra có xu hướng đối trọng lẫn nhau, mặc dù

trong những nước sản xuất nguyên liệu, tình hình có thể là trái ngược. Vì trong khi tiền thuê nhà, phần lớn cố
định, tăng và giảm ít hơn tiền lương danh nghĩa thì giá thực phẩm nhập có xu hướng tăng nhiều hơn tiền lương
danh nghĩa, trong những thời kỳ thịnh vượng, và giảm xuống nhiều hơn trong những thời kỳ suy thoái. Dẫu sao thì
các công Tarshis và Dunlop cũng cho là mình đã chứng tỏ rằng những thăng trầm trong mậu dịch (điều kiện ngoại
thương theo điều tra về nước Anh của Dunlop, và điều kiện mậu dịch giữa công nghiệp và nông nghiệp theo điều
tra của Tarshis về nước Mỹ, là không đủ để tác động đến xu hướng chung của những kết quả của họ, mặc dù về
mặt định lượng họ đã điều chỉnh khá nhiều những kết quả đó

(17)

. Tuy nhiên, cần phải tính toán riêng tác động của

chi tiêu cho các hạng mục như tiền thuê nhà, hơi đốt, điện nước vận tải v.v. giá cả của những hạng mục này không
thay đổi nhiều trong thời gian ngắn, để thấy rõ vấn đề. Nếu trong trường hợp chính yếu tố này giải thích các kết
quả, thì phần còn lại của những sự khái quát hoá cơ bản của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng, vì vậy nếu chúng ta
muốn hiểu được tình hình, điều quan trọng là những nhà thống kê phải cố gắng tính tiền lương theo sản phẩm thực
tế của lao động được bàn đến.

III

Phải chăng sự đánh đồng chi phí biên với chi phí tiền lương biên đã gây nên một sai lầm xác đáng? Trong

cuốn “Lý thuyết tổng quát về việc làm” chương 6 (phụ lục), tôi đã lập luận rằng sự đánh đồng hay nguy hiểm ở
chỗ nó không tính đến một yếu tố mà tôi gọi là “Chi phí sử dụng biên”. Tuy nhiên không có khả năng là vấn đề
này có thể giúp chúng ta trong bối cảnh hiện nay. Vì chi phí sử dụng biên có thể tăng khi sản lượng tăng nên yếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.