LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 387

đủ để làm đối trọng với hiệu ứng của một mức tăng khiêm tốn trong chi phí biên thực tế đối với tiền lương thực tế,
và thậm chí còn có thể chi phối tình hình trong trường hợp đường cong chi phí thực tế biên hầu như nằm ngang
trên phần lớn chiều dài của nó.

Có thể rõ ràng là một yếu tố nào đó như vậy sẽ tồn tại. Theo một nghĩa nào đó, có thể đó là mở rộng tín ổn

định của giá cả mà chúng ta đã tính trong tiết II ở trên. Ngoài những giá cả mà thực sự bất biến trong thời gian
ngắn, rõ ràng là có nhiều yếu tố khác vì lý do khác nhau, cũng ít nhiều khó biến đổi. Nhưng yếu tố này đặc biệt có
khả năng nảy sinh khi sản lượng tăng, chừng nào người sản xuất, trong chính sách giá cả thực tiễn của họ và trong
việc họ khai thác những cơ hội có được do tính không hoàn hảo của cạnh tranh, còn chịu ảnh hưởng của chi phí
trung bình dài hạn, và không chú ý đến chi phí biên ngắn hạn bằng những nhà kinh tế. Thật vậy chỉ có nhà kinh tế
mới cho rằng giá cả chịu sự chi phối mạnh mẽ của chi phí biên. Phần lớn những nhà kinh doanh ngạc nhiên bởi ý
kiến cho rằng chính là sự tính toán sát sao chi phí biên ngắn hạn, hoặc thu nhập biên đã chi phối chính sách giá cả.
Họ cho rằng một chính sách như vậy sẽ nhanh chóng dẫn người thực hiện đến chỗ phá sản, và nếu là đúng họ
thường sản xuất trên quy mô khi chi phí biên giảm và sản lượng tăng, thì rõ ràng là họ đúng. Bời vì chỉ trong
những dịp hiếm hoi thì họ mới thu lượm bất cứ cái gì để trang trải tổng chi phí kinh doanh của họ. Không nghi
ngờ gì nữa giả định thực tiễn của người sản xuất cho rằng chính sách giá cả của anh phải chịu ảnh hưởng của sự
việc là anh ta đang hoạt động trong điều kiện chi phí trung bình giảm sút, dù trong thời gian ngắn chi phí biên của
anh ta tăng lên. Cố gắng của anh ta là giữ giá khi sản lượng giảm sút và khi sản lượng tăng anh ta có thể tăng giá
cả ít hơn số cần thiết để bù vào chi phí cao hơn, kể cả tiền lương cao hơn. Anh ta phải thừa nhận chính sách này,
được anh ta coi là hợp lý, khôn ngoan và nhìn xa trông rộng, đã bị bác bỏ khi ở đỉnh cao của sự thịnh vượng, anh
ta đã nhận được quá nhiều đơn đặt hàng hơn khả năng anh ta cung cấp; nhưng ngay cả trong tình hình như vậy anh
ta cảm thấy linh tính báo về những hậu quả cuối cùng của việc anh ta buộc phải từ bỏ chính sách hợp lý và đúng
đắn là quy định giá cả căn cứ vào chi phí kinh doanh cố định dài hạn cũng như chi phí hiện tại của anh ta. Theo ý
ông, cuộc cạnh tranh được chỉ đạo đúng là ở chỗ có một áp lực thích đáng để đảm bảo sự điều chỉnh giá cả theo
những biến động về chi phí trung bình dài hạn. Và ý kiên cho rằng anh ta trở nên một nhà độc quyền nguy hiểm và
phản xã hội mỗi khi, với sự thoả thuận công khai hoặc ngầm với những người cạnh tranh với anh ta, anh ta cố
gắng cản giá cả biến động theo chi phí biên ngắn hạn, dẫu cho chi phí biên có thể hạ thấp nhiều so với chi phí
trung bình dài hạn, đó là một ý kiến tai hại (Chính là giai đoạn cuối cùng của chính sách Tên Kinh tế ở Hoa Kỳ,
trái với giai đoạn đầu, khi tình hình trái ngược hẳn, đã không phân biệt được những thoả thuận về giá cả để duy trì
giá cả có mối liên hệ đúng đắn với chi phí dài hạn trung bình với những thoả thuận nhằm thu được lợi nhuận độc
quyền vượt quá chi phí dài hạn trung bình, và điều đó làm cho anh ta thấy là quá không công bằng.

Do đó, vì chính sách được công khai thừa nhận của các nhà công nghiệp là bằng lòng với lãi gộp nhỏ hơn thu

được từ mỗi đơn vị sản lượng khi sản lượng tăng, so với khi sản lượng giảm, nên không phải không có khả năng là
chính sách này ít ra là phần nào, có thể có hiệu lực. Sẽ rất có lợi nếu những nhà thống kê có thể cho thấy cụ thể
cách thực biến động của lãi gộp trên một đơn vị sản lượng trong các ngành khác nhau khi có biến động về tỷ lệ
giữa sản lượng thực tế và sản lượng theo công suất. Nếu có thể, một cuộc điều tra như vậy phải phân biệt tác động
của sản lượng tăng đối với lợi nhuận trên một đơn vị sản lượng và tác động của chi phí cao hơn dưới hình thức
tiền lương danh nghĩa và những chi phí khác cao hơn. Nếu sản lượng tăng như vậy làm cho lợi nhuận đơn vị giảm
đi thì chính sách được đề cập ở trên là thực tế và được công khai thừa nhận. Tuy nhiên, nếu sự sụt giảm về lợi
nhuận đơn vị chủ yếu là do kết quả của việc giá cả có xu hướng đối trọng một phần chi phí cao hơn, bất kể mức
sản lượng biến động như thế nào, thì lúc đo chúng ta chỉ có một thí dụ về tính ổn định của giá cả nảy sinh từ tính
cạnh tranh không hoàn hảo thuộc bản chất thị trường. Đáng tiếc, thường là khó hoặc không thể phân biệt rõ những
tác động của hai loại ảnh hưởng này bởi vì chi phí tình bằng tiền cao hơn, và việc sản lượng tăng nói chung cùng
diễn ra một lúc.

Một hiện tượng thống kê mọi người đều biết mà có thể đã làm cho tôi phải cảnh giác, khẳng định là trên một

đơn vị sản lượng lợi nhuận có thể bất biến hoặc giảm sút, chứ không phải tăng lên, khi sản lượng tăng. Tôi muốn
nói đến sự ổn định của phần lợi nhuận quốc gia dành cho tầng lớp lao động, bất kể sản lượng nói chung là như thế
nào, và chu kỳ kinh tế và đang ở trong giai đoạn nào. Đây là một trong những sự việc đáng ngạc nhiên nhất,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.