(1) Giá hàng tiêu dùng so với giá sản phẩm;
(2) Giá hàng hoá mua từ bên ngoài hệ thống so với tiền lương danh nghĩa;
(3) Chi phí tiền lương biên;
(4) Chi phí sử dụng biên (Tôi thấy việc đưa yếu tố này vào là quan trọng vì nó giúp nối liền sự không liên tục
giữa sự tăng trưởng sản lượng tới mức bồi thường trong thời gian ngắn, và sự tăng trưởng sản lượng bao
gồm sự tăng trưởng vượt mức bình thường trong điều kiện ngắn hạn); và
(5) Mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh.
Và, vì những lý do chưa rõ ràng, những yếu tố này kết hợp lại không có ảnh hưởng lớn đối với sự phân phối
thu nhập từ sản lượng giữa lao động và tư bản. Dù một cuộc điều tra đầy đủ hơn có đưa lại kết luận như thế nào
chăng nữa thì rõ ràng là các ông Dunlop, Tarshis và Tiến sĩ Kalecki đã đưa ra nhiều vấn đề khiến chúng ta phải
suy nghĩ, và đã làm lung lay một cách nghiệm trọng những giả thuyết cơ bản từ trước đến nay. Trong khi đó tôi
bằng lòng với sự việc là những kết luận của họ có xu hướng khẳng định ý kiến cho rằng những nguyên nhận của
sự thăn trầm ngắn hạn là những biến động số cầu về lao động chứ không phải những biến động trong giá cung
thực tế. Mặc dù đáng phàn nàn một chút là tôi đã bị chỉ trích vì đã chịu nhượng bộ đối với quan điểm khác với
việc thừa nhận rằng khi những biến động về số cầu thực tế mà tôi cho là có tầm quan trọng, gây ra một sự biến
động về mức sản lượng, giá cung thực tế về lao động biến động theo hướng được giả định bởi thuyết tôi đang
chống lại như thể tôi là người đầu tiên tán thành sự khái quát hoá đã tồn tại 50 năm cho rằng, loại trừ đột xuất, sản
lượng - tăng thường đi kèm với tiền lương thực tế giảm.
Tuy nhiên, tôi đề nghị rằng chúng ta không nên quá vội vàng trong việc xem xét lại, và cần phải có sự điều
tra thống kê kỹ lưỡng hơn nữa trước khi chúng ta có một cơ sở thực tế vững chắc để xây dựng lại lý thuyết ngắn
hạn của chúng ta. Đặc biệt, chúng ta cần biết:
(i) Tiền lương thực tế theo giờ biến động ra sao trong thời gian ngắn, không chỉ so với tiền lương danh nghĩa mà
còn so với tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng thực tế và sản lượng tương ứng với công suất thiết kế.
(ii) Sức mua của tiền lương danh nghĩa trong công nghiệp tính theo sản phẩm biến động ra sao.
(iii) Tổng lợi nhuận tính theo đơn vị của sản phẩm biến động ra sao (a) khi chi phí tiền tệ biến động và (b) khi sản
lượng biến động.
Tham khảo bài viết của ông về Tiền lương thực tế ở Hoa Kỳ và nước Anh xuất bản trong Tạp chí kinh tế Canada, tháng 8-1938.