nhưng lại có cơ sở nhất trong toàn bộ số liệu thống kê kinh tế, ở Anh cũng như ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng những số
liệu dưới đây tóm tắt gọn những việc rõ ràng không có gì có thể bác bỏ được
.
Tỷ phần tương đối của lao động chân tay trong thu nhập quốc dân ở nước Anh
1924
1925
1926
1927
1928
1929
1930
1931
1932
1933
1934
43,0
40,8
42,0
43,0
43,0
42,4
41,1
43,7
43,0
42,7
42,0
4
Tỷ phần tương đối của lao động chân tay trong thu nhập quốc dân ở Hoa Kỳ
1921 1922
1923
1924 1925
1926
1927
1928
1929
1930
1931
1932
35,5 37,0
39,3
37,6 37,1
36,7
37,0
35,8
36,1
35,0
34,9
36,0
Những thăng trầm trong những số liệu này, từ năm này sang năm khác, có tính chất tuỳ tiện và chắc chắn
chẳng đưa ra những chỉ số có ý nghĩa về bất kỳ xu hướng nào bất lợi cho tầng lớp lao động trong những năm sản
lượng tăng. Chính là sự ổn định của tỷ phần này đối với mỗi nước là đáng chú ý, và đây là một hiện tượng lâu dài
chứ không chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
. Hơn nữa, thật là thú vị khi phát hiện được sự khách nhau giữa tỷ
phần ở Anh và ở Mỹ là do sự không nhất quán trong cơ sở tính toán được chấp nhận trong hai bản tập hợp số liệu
thống kê, hay là do một sự khác nhau đáng kể về mức độ độc quyền thịnh hành trong hai nước, hay là do điều kiện
kỹ thuật.
Dẫu sao, những sự việc này không biện minh cho những giả thuyết đã thịnh hành trong thời gian qua về
những biến động tương đối của tiền lương thực tế và sản lượng, và không phù hợp với ý kiến cho rằng có xu
hướng rõ rệt là lợi nhuận đơn vị tăng cùng với sản lượng tăng. Thực vậy, dưới ánh sáng của những nhận định ở
trên, kết quả này vẫn là một điều kỳ lạ. Vì cho dù những chính sách giá cả có thể làm cho lợi nhuận đơn vị giảm
xuống trong cùng hoàn cảnh như những hoàn cảnh trong đó chi phí thực tế biên tăng lên, thì tại sao hai đại lượng
này liên quan đến nhau tới mức, bất kể những điều kiện khách, biến động của một đại lượng này hầu như vừa đủ
để bù trừ biến động của đại lượng kia? Mới đây tôi đã đề nghị sinh viên nghiên cứu ở trường đại học Cambridge
giải thích hiện tượng này. Giải đáp duy nhất đã được Tiến sĩ Kalecki đưa ra trong bài viết tuyệt vời được đăng
trong tạp chí Econometrica
. Ở đây Kalecki đã sử dụng một phương pháp phân tích rất độc đáo để phân tích vấn
đề phân phối giữa các yếu tố sản xuất trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo đây, có thể là một phần quan
trọng của một tác phẩm mở đầu. Nhưng kết luận chủ yếu là như tôi đã nêu ở trên, và theo sự hiểu biết của tôi, Tiến
sĩ Kalecki đã không tiến xa thêm trong việc giải thích tại sao, khi có sự biến đổi về tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và
sản lượng tối đa, những sự biến động tương ứng trong mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh lại vừa đủ để bù trừ
những biến động khác. Ông ta cũng chẳng giải thích tại sao sự phân phối sản phẩm giữa tư bản và lao động phải
ổn định về lâu dài, ngoài ý kiến cho rằng những biến động của một yếu tố luôn luôn vừa đủ để bù trừ những biến
động của yếu tố kia. Tuy nhiên, một điều làm cho mọi người ngạc nhiên là nhìn chung cần phải có một mức độc
quyền bất biến trong 20 năm qua hoặc lâu hơn nữa. Sự giải thích của ông ta dựa trên giả định rằng chi phí thực tế
biên là bất biến, rằng mức độ không hoàn hảo của thị trường biến động theo hướng ngược lại với sản lượng, nhưng
biến động này rõ ràng được bù trừ bởi việc giá cả của nguyên vật liệu cơ bản (được mua từ bên ngoài) tăng so với
tiền lương danh nghĩa cùng vốn sản lượng. Tuy nhiên, không có lý do rõ ràng tại sao những biến động này lại phải
gần như bù trừ lẫn nhau; và để chắc chắn hơn, không nên giả định rằng phú thực tế biên là bất biến, mà kết luận
rằng trong thực tế khi sản lượng biến đổi, thì biến động trong mức độ không hoàn hảo của thị trường sẽ bù trừ tác
động tổng hợp của những biến động về chi phí biên và những biến động về giá nguyên vật liệu được mua từ bên
ngoài hệ thống so với tiền lương danh nghĩa. Có thể thấy rằng lập luận của Tiến sĩ Kalecki thừa nhận sự tồn tại của
một biến động ngược lại trong mức độ không hoàn hảo của cạnh tranh (hoặc trong mức độ mà nhà sản xuất đã lợi
dụng sự không hoàn hảo đó khi sản lượng tăng từ mức mà ông R. F. Harrod đã dự kiến trong công trình nghiên
cứu của ông về Chu kỳ kinh tế: Harrod đã dự kiến một sự tăng tưởng; ở đây tính bất biến hoặc một sự giảm sút
xem như đã được nêu rõ. Vì ông Harrod đưa ra cơ sở kết luận của ông có vẻ hợp lý, đây lại thêm một lý do để có
thể đưa vấn đề này ra trước một cuộc thử nghiệm thống kê có tính quyết định hơn
Để trình bày trường hợp này một cách chính xác hơn, chúng ta có 5 yếu tố thăng trầm trong thời gian ngắn
cùng mức sản lượng: