LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 386

tố này sẽ tác động theo hướng ngược với hướng cần thiết để giải thích vấn đề hiện nay của chúng ta, và sẽ là một
lý do nữa để dự tính giá cả tăng nhiều hơn tiền lương. Thực vậy, trên những cơ sở chung, người ta sẽ chờ đợi tổng
chi phí biên tăng nhiều hơn chứ không phải là ít hơn chi phí tiền lương biên.

IV

Phải chăng chúng ta nghi ngờ giả thuyết chi phí thực tế biên tăng trong thời gian ngắn? Ông Tarshis tìm thấy

một phần lời giải thích ở đây, và Tiến sĩ Kalecki muốn suy luận ra là chi phí thực tế biên hầu như bất biến

(18)

.

Nhưng chúng ta phải làm rõ một sự khác biệt quan trọng. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng nếu chúng ta bắt đầu từ
một mức sản lượng thấp hơn nhiều so với công suất, do đó ngay cả những thiết bị và lao động có hiệu suất cao
nhất cũng chỉ được sử dụng một phần, thì chi phí thực tế biên có thể giảm cùng với sản lượng tăng, hoặc, trong
trường hợp xấu nhất, vẫn giữ nguyên. Nhưng trước khi thiết bị và lao động được toàn dụng chắc chắn sẽ có một
thời kỳ, khi thiết bị và lao động có hiệu suất kém hơn phải được đưa vào hoạt động, hoặc tổ chức hữu hiệu phải
được sử dụng vượt mức cường độ tối ưu. Ngay nếu như người ta thừa nhận rằng đường chi phí biên ngắn hạn là
dốc xuống trong giai đoạn đầu, giả định của ông Kahn cho rằng đường chi phí đó cuối cùng sẽ đi lên - trên cơ sở
hiểu biết chung của mọi người - chắc chắn là không hợp lý; hơn nữa, đoạn đi lên lại nằm trên một phần của đường
chi phí rất thích hợp với những mục đích thực tiến. Chắc chắn là cần phải có bằng chứng có sức thuyết phục hơn
là những bằng chứng hiện có để thuyết phục tôi từ bỏ niềm tin này.

Tuy nhiên, điều rất quan trọng là những nhà thống kế phải cố gắng xác định xem ở mức nhân dụng và sản

lượng nào thì đường chi phí biên ngắn hạn biểu thị sản phẩm đa hợp nói chung bắt đầu đi lên, và nó sẽ đi lên
nhanh như thế nào sau khi đã đạt đến bước ngoặt. Cần phải biết điều này để có thể hiểu được chu kỳ kinh tế.
Chính vì lý do này mà ở trên tôi đã đề nghị phải quan sát riêng sự biến động tương đối của tiền lương thực tế và
tiền lương danh nghĩa theo mức nhân dụng trung bình đã đạt được.

Dẫu sao, theo những số thống kê trong những năm qua, thực tế mức nhân dụng đã quá thấp đến mức chúng ta

thường hay thấy hơn so với những điểm cao nhất của đường cong trước khi đạt tới điểm tới hạn đi lên. Cần phải
lưu ý rằng những số liệu của Tarshis về nước Mỹ chỉ liên quan đến thời kỳ 1932-1938, lúc đó ở Hoa Kỳ thất
nghiệp trầm trọng, cả đối với lao động lẫn thiết bị, đến mức hoàn toàn có lý khi cho rằng không bao giờ có thể đạt
tới điểm tới hạn của đường cong chi phí biên. Nếu đúng như vậy thì điều quan trọng là chúng ta phải nắm được
tình hình đó. Nhưng một trường hợp như vậy không được dẫn chúng ta đến chỗ cho rằng điều này nhất thiết phải
là đúng, hoặc quên mất lý thuyết khác hẳn mà mình cũng có thể áp dụng sau khi đạt tới điểm tới hạn.

Nếu hình dạng của đường cong chi phí biên như chúng ta thường thấy, với những điều kiện như hiện nay,

rằng về phía trái nhiều hơn là về phía phải của điểm tới hạn, thì có cơ sở thực tiến để thực hiện một chính sách mở
rộng theo kế hoạch; bởi vì trong trường hợp đó nhiều điểu cảnh tỉnh mà đáng lẽ ta phải chú ý đến sau khi đã đạt
đến điểm này, thường có thể bị bỏ qua. Khi coi đó là giả thuyết chung của tôi cho rằng chúng ta thường ở bên phải
của điểm tới hạn, tôi đã nêu ra trường hợp trong đó cần phải vận dụng một cách thận trọng nhất chính sách thiết
thực mà tôi chủ trương. Đặc biệt là những lời cảnh tỉnh của D. H. Robertson về những mối nguy co có thể nảy
sinh khi chúng ta khuyến khích hoặc cho phép hệ thống vận động quá nhanh trên đoạn dốc lên của đường cong chi
phí bên tới mục tiêu toàn dụng, lại còn có thể thường bị bỏ qua hơn, chí ít là trong thời kỳ này, khi giả thuyết mà
trước kia tôi đã chấp nhận là bình thường và hợp lý, bị từ bỏ.

V

Bây giờ còn lại là vấn đề là liệu sai lầm là ở sự đánh đồng gần đúng chi phí biên với giá cả, hay ở chỗ giả

định rằng dối với sản lượng nói chung chúng có mối quan hệ ít nhiều tương ứng với nhau, không kể mức độ của
sản lượng. Vì có thể là những kết quả thực tiễn của những luật cạnh tranh không hoàn hảo trong hệ thống giả cạnh
tranh hiện đại là khi sản lượng tăng và tiền lương danh nghĩa tăng, thì giả cả tăng lên ít hơn so với mức tăng trong
chi phí danh nghĩa biên. Có lẽ hiếm khi có khả năng là khoảng cách thu hẹp có thể đủ để ngăn chặn một sự giảm
sút tiền lương thực tế trong một giai đoạn khi chi phí thực tế biên tăng nhanh. Nhưng khoảng cách đó có thể là đầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.