một đòn tấn công trực tiếp hơn vào tiền lương thực tế (thí dụ giảm tiền lương danh nghĩa trong khi thực hiện một
chính sách tín dụng nhằm để cho giá cả không thay đổi). Nếu khuynh hướng giảm tiền lương thực tế trong những
thời kỳ cầu tăng bị phủ nhận thì sự giải thích này tất nhiên không đứng vững, vì lúc đó tôi có cùng quan điểm phổ
biến đối với các cứ liệu, nên tôi đã không thể phủ nhận điều này. Tuy nhiên, nếu việc chấp nhận sự khái quát hoá
trái ngược là đúng, thì có thể đơn giản hoá lối giải thích cơ bản, phức tạp hơn của tôi, đã được trình bày chi tiết
trong cuốn “Lý thuyết tổng quát” của tôi
. Những kết luận thực tiễn của tôi trong trường hợp đó sẽ có sức mạnh.
Nếu chúng ta có thể tiến xa hơn trên con đường tiến tới toàn dụng nhân công, so với mức tôi đã giả định trước kia,
mà không làm ảnh hướng nghiêm trọng đến tiền lương thực tế theo giờ, hoặc mức lợi nhuận theo đơn vị sản
lượng, thì những lời cảnh cáo của những người chống chủ trưởng mở rộng làm cho chúng ta ít lo ngại hơn.
Tuy nhiên, theo tôi chúng ta nên do dự phần nào và phải điều tra kỹ thêm trước khi chúng ta bác bỏ quá nhiều
trong những kết luận cũ, mà, theo những tiêu chuẩn đúng đắn được sự ủng hộ tiền nghiệm và đã tồn tại trong
nhiều năm sau khi đã được nghiên cứu kỹ kinh nghiệm và vốn hiểu biết chung, vì vậy, tôi đề nghị
để có thể tiến
hành điều tra thống kê kỹ thêm, phải điều tra phân tích bằng thống kê những yếu tố của vấn đề nên nhắm phát hiện
lập luận cũ có những mặt yếu ở những điểm nào. Có 5 phần chính đáng được xem xét riêng biệt.
I
Trước hết, những chỉ số trong những số thống kê mà các ông Dunlop và Tarshis dựa vào có đủ chính xác và
đồng nhất để có thể làm cơ sở cho một phép quy nạp đáng tin cậy không?
Thí dụ, trong tài liệu được biên soạn mới đây là Tạp chí điều tra kinh tế thế giới 1937-1938 của Hội Quốc
liên, do ông J. E. Meade chuẩn bị, kết luận truyền thống đã được ủng hộ, không phải trên cơ sở tiền nghiệm, mà
trên cơ sở những số thống kê mới nhất có được. Tôi trích từ trang 54 đến 55:
Trong cuộc đại suy thoái sau 1929, cầu về hàng hoá và dịch vụ giảm, và do đó giá cả hàng hoá cũng
giảm nhanh chóng. Trong phần lớn các nước, như ta có thể thấy trong biểu đồ ở trang 52, lương danh
nghĩa theo giờ đã giảm do cầu về lao động giảm, nhưng trong mọi trường hợp giá cả giảm nhiều hơn, vì
vậy, lượng thực tế theo giờ tăng lên… (Lúc đó người ta giải thích rằng với lượng thực tế theo tuần thì
không như vậy)… Từ thời kỳ phục hồi, người ta có thể thấy những biến động theo hướng ngược lại.
Trong phần lớn các nước, cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng đã làm cho giá hàng tăng nhanh hơn lương
danh nghĩa theo giờ, và tiền lương thực tế theo giờ sút giảm… Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ
và Pháp
, tiền
lương danh nghĩa đã tăng nhanh đến mức trong thời kỳ 1936-1937, làm cho tiền lương thực tế theo giờ
tiếp tục tăng… Khi tiền lương thực tế theo giờ tăng - nghĩa là khi mức chênh lệch giữa giá hàng và chi
phí về lương danh nghĩa trở nên kém thuận hơn - những ông chủ có thể giảm bớt số nhân dụng. Không
nghi ngờ gì nữa dù có những ảnh hưởng khác tác động đến cầu về lao động, tầm quan trọng của yếu tố
này đã được phản ảnh rõ trong biểu đồ ở trang 53. Đối với tất cả các nước mà ta có thể có được thông
tin, việc giá hàng giảm trong thời kỳ 1929-1932 khiến tiền lương thực tế theo giờ tăng và kéo theo nhân
dụng giảm … (trong thời kỳ phục hồi có nhiều kinh nghiệm hơn về vấn đề này) …
Công trình nghiên cứu có cơ sở đích thực này trong phạm vi quốc tế cho thấy phải chấp nhận một cách dè dặt
những sự khái quát mới. Dẫu sao biển đồ tán xạ của Tarshis được in ở dưới đây.
Trong Tạp chí kinh tế, tháng 3-1939 (trang 150) trong khi chỉ rõ ưu thế rõ ràng trong những khu vực tây -
nam và đông - bắc và một hệ số liên đới cao, thì nó bao gồm một số lớn những điểm tán xạ cực kỳ nhỏ, với sự tụ
hội đáng chú ý về gần đường số không chỉ những biến động trong tiền lương thực tế, và kết quả của Dunlop cũng
giống y như vậy. Phần lớn những quan sát của Tarshis liên quan đến những biến động dưới 1,5 phần trăm. Trong
phần mở đầu cuốn “Tiền lương và thu nhập ở nước Anh từ 1960” giáo sư Bowley đã chỉ ra rằng tỷ lệ này có thể
nhỏ hơn giới hạn cho phép sai sót đối với những số thống kê loại này. Kết luận tổng quát này đã được củng cố bởi
việc chính là tiền lương theo giờ là thích hợp trong bối cảnh hiện tại mà lại chưa có những số thống kê chính
xác
. Hơn nữa, trong phần tái bút cho bản thân phụ lục của ông, Tarshis đã giải thích rằng trong khi tiền lương