LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 382

đối với tầng lớp lao động. Nhưng sau tôi đã thay đổi quan điểm, và những ý kiến mới của tôi đã được
khẳng định bởi tôi thấy được rằng những ý kiến đó được nhiều người Mỹ tán thành; ở Mỹ người ta đã
thừa nhận những ý kiến này qua những kinh nghiệm gần tương tự như những kinh nghiệm ở Anh vào
đầu thế kỷ, Có nhiều nguyên nhân khiến tôi thay đổi ý kiến, và tôi đã nói khá nhiều về những nguyên
nhân đó trước Uỷ ban Vàng Bạc. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ tôi chỉ nên lưu ý các ông là ngày nay
phương diện thống kê của vấn đề đã có một vị trí khác. Những sự khẳng định rằng giá cả tăng làm tiền
lương thực tế của công nhân tăng, phù hợp với ý kiến chung của những người không chuyên nghiên cứu
vấn đề này, cho nên người ta đã chấp nhận vấn đề đó như một chân lý. Nhưng, trong mười năm qua,
trong một số nước, đặc biệt ở Anh và Hoa Kỳ, người ta đã tiến hành công tác thống kê tiền lương, nên
chúng ta có thể đưa ra thử nghiệm. Tôi đã tích luỹ nhiều số liệu, nhưng gần hết tất cả những thứ tôi tích
luỹ được đều bao hàm trong bảng này. Nó được sao từ một bài viết của ông Bowley trong “Tạp chí kinh
tế”, tháng 12 năm ngoái. Đó là kết quả của công việc đã được tiến hành trong nhiều năm, và xem như có
tính chất hầu như là quyết định đối với tôi. Bảng này đã thu nhập tiền lương trung bình ở Anh từ 1884
đến 1891, rồi sau đó đã tính sức mua do tiền lương quyết định trong những thời kỳ khác nhau, và bảng
này cho thấy mức tăng tiền lương thực tế sau năm 1873, khi giá cả hạ, lớn hơn so vơi thời kỳ trước
1873, khi giá cả tăng.

Sau đây là một bảng lấy từ bài viết của ông Bowley trong tạp chí này, số 12-1898. Kết luận cuối cùng của

ông Marshall đã được kết tinh trong một đoạn của cuốn Những nguyên lý (quyển VI, chương 8), tiết VI:

Khi giá cả tăng, người chủ có nhiều khả năng hơn và sẵn sàng hơn để trả tiền lương cao, và tiền lương

có xu hướng tăng lên. Song, kinh nghiệm cho thấy (dù cho tiền lương có bị chi phối bởi những thang đối
chiếu hay không) rằng tiên lương hiếm khi tăng tương ứng với giá cả; và vì vậy, tiền lương cũng không
tăng tương ứng với lợi nhuận”.

Mặc dù Marshall đã đưa ra bằng chứng trước Uỷ ban Tiền tệ Ấn Độ vào năm 1899, nhưng bản thống kê của

Bowley mà Marshall dựa vào, thực tế không liên quan đến thời kỳ sau 1891, (hoặc chậm nhất là 1893). Tôi nghĩ
rằng rõ ràng là sự khái quát hoá của Marshall đã dựa vào kinh nghiệm từ 1880 đến 1886. Nếu chúng ta chia những
năm từ 1880 đến 1914 thành những thời kỳ phục hồi và suy thoái kế tiếp nhau thì kết quả chung sẽ là như sau:

Tiền lương thực tế

1880-1884 Phục hồi

Giảm

1884-1886 Suy thoái Tăng
1886-1890 Phục hồi

Tăng

1890-1896 Suy thoái Giảm
1896-1899 Phục hồi

Tăng

1899-1905 Suy thoái Giảm
1905-1907 Phục hồi

Tăng

1907-1910 Suy thoái Giảm
1910-1914 Phục hồi

Tăng

Theo bảng trên, sự khái quát hoá vấn đề của Marshall đã đúng đối với thời kỳ 1880-1884, và 1884-1886, chứ

không đúng đối với những thời kỳ sau đó

(8)

. Dường như trong tất cả những năm này chúng ta đã chứng kiến một

sự khái quát hoá đúng, trừ thời kỳ 1880-1886 là thời kỳ hình thành quan điểm của Marshall về vấn đề này, nhưng
từ khi Marshall đã đúc kết vấn đề thì chưa một lần nào sự khái quát hoá đúng trong vòng 50 năm! Bởi vì quan
điểm của Marshall đã chủ trương lạm phát và ý kiến trái ngược của Foxwell đã được người ta từ bỏ giống như một
ý kiến chủ trương lạm phát. Cần chú ý là Marshall đưa ra sự khái quát của ông chỉ đơn thuần như một sự việc có
tính chất thống kê, và ngoài việc giải thích rằng điều đó có thể do tiền lương ổn định hơn giá cả, ông không sử
dụng lập luận tiên nghiệm để bảo vệ sự khái quát hoá đó. Tôi nghĩ rằng sở dĩ điểm đó đã tồn tại như một giáo điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.