quyền. Việc học thuyết đó cung cấp các phương tiện để chứng minh và biện hộ cho những hoạt động tự do của cá
nhân các nhà tư bản đã lôi cuốn các lực lượng xã hội đứng sau các nhà cầm quyền ủng hộ nó.
Nhưng mặc dù bản thân học thuyết đó cho tới thời gian gần đây, vẫn chưa bị các nhà kinh tế học chính thống
nghi vấn, các tiên đoán khoa học của nó đã thất bại và làm giảm rất nhiều uy tín của những người theo học thuyết
đó. Vì các nhà kinh tế chuyên nghiệp từ sau Malthus tỏ ra chẳng chút bận tâm về việc kết luận rút ra từ lý thuyết
của họ không phù hợp với những sự kiện quan sát được. Trái lại, người bình thường lại thấy rõ ràng sự không nhất
quán, kể cả sự trái ngược nhau nữa. Điều này cho thấy những người bình thường ngày càng không muốn dành cho
các nhà kinh tế học sự kính trọng mà họ thường dành cho các nhà khoa học khác mà những thành quả lý thuyết
của họ chứng minh bằng thực nghiệm quan sát khi đem áp dụng vào thực tế.
Tính lạc quan nổi tiếng của lý thuyết kinh tế cổ truyền đã biến các nhà kinh tế học giống như những người
thơ ngây, khờ dại đã từ bỏ thế giới thực tại để đi vào công việc trồng trọt khu vườn riêng của họ rồi dạy rằng tất cả
mọi việc đều tốt đẹp đó trong một thế giới vốn đã tốt đẹp đó tự chúng xoay vần và muốn đi tới đâu thì đi. Theo ý
tính lạc quan đó bắt nguồn từ việc các nhà kinh tế hoặc đã không để ý đến những điều trở ngại cho sự thịnh vượng
mà nguyên nhân là sự thiếu hụt nhu cầu thực tế. Trong một xã hội hoạt động theo các định đề cổ điển rõ ràng là có
một khuynh hướng tự nhiên đưa đến việc sử dụng tối ưu các nguồn lực. Rất có thể là lý thuyết cổ điển tượng trưng
cho cách làm mà nền kinh tế của chúng ta cần phải tuân theo. Những giả định rằng nền kinh tế của chúng ta thật
sự hoạt động như vậy thì đó là giả định mọi khó khăn của chúng ta đã hết.
Một định nghĩa chính xác về chi phí sử dụng sẽ được đưa ra trong chương 6