(1) Trong một tình trạng kỹ thuật, nguồn lực và chi phí nhất định, thì số tiền thu nhập (kể cả thu nhập danh nghĩa
lẫn thực tế) phụ thuộc vào mức sử dụng nhân công N.
(2) Mối quan hệ giữa thu nhập của cộng đồng và mức mà cộng đồng dự kiến sử dụng tiền thu nhập để tiêu dùng,
được ký hiệu bằng D
1
, sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cộng đồng, cái mà chúng ta sẽ gọi là khuynh
hướng tiêu dùng của cộng đồng. Điều này có nghĩa là tiêu dùng tuỳ thuộc vào mức tổng thu nhập và do đó vào
mức thuê nhân công (số lượng việc làm) N, trừ khi có sự thay đổi nào đó về khuynh hướng tiêu dùng.
(3) Số lượng lao động N mà các nghiệp chủ quyết định sử dụng tuỳ thuộc vào tổng (D) của hai đại lượng, đó là
D
1
, số tiền mà cộng đồng định tiêu dùng, và D
2
, số tiền mà cộng đồng định dành cho việc đầu tư mới. D chính
là cái mà chúng ta đã gọi trên đây là nhu cầu thực tế.
(4) Bởi vì D
1
+ D
2
= D = ϕ(N), trong đó ϕ là hàm cung tổng hợp, và vì, như chúng ta đã thấy trong giả định (2)
trên đây, D
1
là một hàm số của N mà chúng ta có thể viết χ(N), tuỳ theo khuynh hướng tiêu dùng nên suy ra là
ϕ(N) - χ(N) = D
2
.
(5) Do đó, khối lượng việc làm ở mức cân bằng tuỳ thuộc vào (a) hàm số cung tổng hợp f (b) khuynh hướng tiêu
dùng c và (c) khối lượng đầu tư D
2
. Đây chính là nội dung chủ yếu của lý thuyết tổng quát về việc làm.
(6) Đối với mọi giá trị của N, có một năng suất biên tương ứng của lao động trong các ngành sản xuất hàng hoá
mua bằng tiền công, và chính năng suất này quy định tiền lương thực tế. Vì vậy, giả định (5) phải tuân theo
điều kiện là N không thể vượt quá giá trị mà làm giảm tiền lương thực tế xuống ngang bằng với mức phi thoả
dụng biên của lao động. Điều này có nghĩa không phải tất cả các biến động của D đều thích hợp với giả thiết
tạm thời của chúng ra là tiền lương danh nghĩa không thay đổi. Như vậy, điều cơ bản là khi trình bày đầy đủ lý
thuyết của chúng tôi, không cần đến giả thiết này.
(7) Theo lý thuyết cổ điển, theo đó D = ϕ(N) đối với mọi giá trị của N thì khối lượng việc làm cân bằng độc lập
đối với mọi giá trị của N nhỏ hơn giá trị tối đa của nó. Do đó, người ta có thể giả định rằng các tác nhân cạnh
tranh giữa các nghiệp chủ có thể đẩy N lên đến giá trị tối đa này. Chỉ khi nào đạt đến mức này thì theo lý
thuyết cổ điển mới có thể có sự cân bằng ổn định.
(8) Khi số việc làm tăng, D
1
cũng sẽ tăng, nhưng không nhiều như D, vì khi thu nhập của chúng ta tăng, thì tiêu
dùng của chúng ta cũng phải tăng, nhưng không tăng nhiều như vậy. Then chốt trong vấn đề thực tiễn của
chúng ta phải tìm thấy trong quy luật tâm lý này. Vì từ đó suy ra rằng khối lượng việc làm càng lớn thì càng
làm tăng thêm khoảng cách giữa giá trị cung tổng hợp (Z) của sản lượng tương ứng và số tiền (D
1
) mà các
nghiệp chủ có thể hy vọng thu lại từ những khoản tiền tiêu dùng người tiêu thụ. Do đó, nếu không có biến
động trong khuynh hướng tiêu dùng thì số việc làm không thể nào tăng lên, trừ trường hợp cùng lúc đó D
2
cũng tăng lên để lấp khoảng cách đang tăng giữa Z và D
1
. Như vậy, nếu ta loại bỏ các giả thiết đặc biệt của lý
thuyết cổ điển mà theo đó có một tác nhân nào đó tác động, khi số việc làm tăng, làm cho D
2
tăng lên đủ để
lấp khoảng cách ngày càng lớn giữa Z và D
1
, thì hệ thống kinh tế có thể đạt đến thế cân bằng ổn định với N
thấp hơn mức toàn dụng nhân công, tức là ở mức tương đương với giao điểm của hàm cung tổng hợp và hàm
cầu tổng hợp.
Như vậy, khối lượng việc làm không bị chi phối bởi mức phi thoả dụng biên của lao động thể hiện bằng tiền
lương thực tế trừ trường hợp cung về lao động sẵn sàng làm việc với một mức tiền công thực tế nào đó đặt ra một
mức tối đa cho số việc làm. Khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới kết hợp với nhau để quy định khối lượng
việc làm, và khối lượng việc làm có mối quan hệ đơn trị với một mức tiền lương thực tế nào đó, chứ không phải là
ngược lại. Nếu khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới dẫn đến kết quả là nhu cầu thực tế không đủ thì mức
sử dụng nhân công thực tế sẽ thấp hơn cung về lao động luôn luôn sẵn sàng làm việc với mức tiền công thực tế
hiện có, và tiền lương thực tế cân bằng sẽ cao hơn độ phi thoả dụng biên của mức việc làm cân bằng.
Sự phân tích trên đây giải thích cho chúng ta nghịch lý của sự bần cùng giữa sự phồn vinh. Vì tình trạng cầu
thực tế không đủ một mình nó có thể và thường là khiến cho mức tăng việc làm phải dừng lại trước khi đạt được