LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 60

tổng hợp Z tương ứng với N. Như vậy có nghĩa là cầu thực tế, thay vì có một giá trị cân bằng duy nhất, sẽ có một
loạt vô hạn định các giá trị mà tất cả đều có thể chấp nhận được; và số việc làm không thể xác định được trừ phi
mức phi thoả dụng biên của lao động đặt cho nó một giới hạn cao hơn.

Nếu điều này đúng, thì sự cạnh tranh giữa các nghiệp chủ sẽ luôn luôn dẫn đến việc mở rộng số lượng việc

làm cho đến khi cung về sản lượng nói chung không còn co giãn nữa, tức là khi bất kỳ một gia tăng thêm nào về
cầu thực tế sẽ không còn kéo theo bất cứ một gia tăng nào về sản lượng nữa. Hiển nhiên, điều này chẳng khác gì
với tình trạng có việc làm đầy đủ. Tại chương trước, chúng ta đã định nghĩa tình trạng có việc làm đầy đủ (toàn
dụng nhân công) trên cơ sở thái độ và cách cư xử của lao động. Một tiêu chuẩn khác cũng tương tự như thế, mà
chúng ta đã chấp nhận, đó là một tình hình mà trong đó tổng số việc làm không co giãn khi phản ứng với việc tăng
lên của cầu thực tế về sản lượng. Như vậy, định luật của Say, mà cho rằng giá cầu tổng hợp về sản lượng nói
chung ngang bằng với giá cung tổng hợp đối với tất cả các khối lượng sản phẩm, là tương đương với giả định rằng
sẽ không có một trở ngại nào đối với tình trạng có việc làm đầy đủ. Tuy nhiên, nếu đây không phải là quy luật
đúng liên quan đến các hàm số cung và cầu tổng hợp, thì phải viết thêm một chương hết sức quan trọng về lý
thuyết kinh tế mà nếu không có nó thì mọi cuộc tranh luận về khối lượng việc làm tổng hợp đều là vô ích.

II

Một sự tóm tắt ngắn gọn lý thuyết về việc làm mà chúng tôi đưa ra trong những chương tiếp sau có thể giúp

các bạn độc giả ở giai đoạn này, mặc dầu sự tóm tắt đó không phải hoàn toàn dễ hiểu. Các thuật ngữ liên quan sẽ
được định nghĩa rõ ràng, chi tiết hơn khi cần thiết. Trong phần tóm tắt này, chúng ta sẽ giả định rằng tiền lương
danh nghĩa với các chi phí yếu tố khác là không thay đổi tính trên đơn vị lao động được sử dụng. Như sự đơn giản
hoá này, điều mà chúng ta sẽ loại bỏ sau này, chỉ nhằm giúp cho việc trình bày được dễ dàng mà thôi. Tính chất
chủ yếu của sự lập luận thật sự vẫn như vậy cho dù tiền lương danh nghĩa v.v. có thể bị thay đổi hay không.

Về đại cương lý thuyết của chúng tôi có thể được trình bày như sau: Khi số việc làm tăng, thì tổng số thu

nhập thực tế cũng tăng lên. Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập thực tế tăng, thì tổng số tiêu dùng không
tăng nhiều như thu nhập. Do đó các ông chủ sẽ bị thua lỗ nếu toàn bộ số lao động tăng thêm phải được sử dụng
vào việc thoả mãn nhu cầu tăng lên cho tiêu dùng trước mắt. Như vậy, để chứng minh cho việc sử dụng một số
lượng công nhân nào đó là đúng, cần phải có một số tiền đầu tư hiện tại đủ để hấp thụ số dư thừa tổng sản lượng
so với phần sản lượng mà quần chúng dự định tiêu dùng khi số việc làm vẫn ở mức nhất định. Vì nếu không có số
tiền đầu tư này, số thu nhập của các nghiệp chủ sẽ ít hơn là số cần thiết để kích thích họ đảm bảo số việc làm đã
được dự tính. Vì thế, đứng trước cái mà mọi người gọi là khuynh hướng tiêu dùng của dân chúng, mức việc làm
cân bằng, là mức mà các nghiệp chủ nói chung không có động cơ tăng hoặc giảm số việc làm, sẽ tuỳ thuộc vào số
tiền đầu tư hiện tại. Số tiền đầu tư hiện tại lại tuỳ thuộc vào cái mà chúng ta sẽ gọi là sự kích thích đầu tư, và sự
kích thích đầu tư lại tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đồ thị hiệu suất biên của tiền vốn và toàn bộ các lãi suất về
các khoản tiền vay có kỳ hạn trả trước khác nhau và loại rủi ro.

Như vậy, nếu biết được khuynh hướng tiêu dùng và mức đầu tư mới, thì chỉ có một mức sử dụng nhân công

phù hợp với sự cân bằng, vì bất kỳ mức sử dụng nhân công nào khác cũng sẽ đưa tới sự không ngang bằng giữa
giá cung tổng hợp của sản lượng nói chung và giá cầu tổng hợp của sản lượng. Mức này không lớn hơn mức toàn
dụng nhân công; nói một cách khác, tiền lương thực tế không thể nhỏ hơn mức phi thoả dụng biên của lao động.
Nhưng nói chung không có lý do gì để trông mong mức đó ngang bằng với mức toàn dụng nhân công. Mức cầu
thực tế tương ứng với trình trạng toàn dụng nhân công là một trường hợp đặc biệt, chỉ có thể thực hiện được khi
khuynh hướng tiêu dùng và sự khuyến khích đầu tư có một mối quan hệ đặc biệt với nhau. Mối quan hệ này tương
ứng với các giả thiết của lý thuyết cổ điển và ở mức độ nào đó là một mối quan hệ tối ưu. Nhưng mối quan hệ đó
chỉ có thể tồn tại khi, do tình cờ hay cố ý, mức đầu tư hiện tại tạo ra một số lượng cầu vừa đúng bằng số tăng của
giá cung tổng hợp của sản lượng do kết quả của việc toàn dụng nhân công so với mức mà cộng đồng muốn chi cho
tiêu dùng khi cộng đồng có đầy đủ việc làm.

Lý thuyết này có thể tóm tắt qua các giả định dưới đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.