LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 62

tình trạng toàn dụng nhân công. Sự thiếu hụt số cầu thực tế sẽ cản trở quá trình sản xuất mặc dù sản phẩm biên của
lao động về giá trị vẫn còn lớn hơn mức phi thoả dụng biên của việc làm.

Hơn nữa, cộng đồng càng giàu thì khoảng cách giữa mức sản xuất thực tế và mức sản xuất tiềm năng càng

rộng vì nhược điểm của hệ thống kinh tế càng nổi bật và khủng khiếp hơn. Bởi vì một cộng đồng nghèo có xu
hướng tiêu dùng một phần lớn hơn nhiều sản phẩm làm ra, cho nên một mức đầu tư rộng lớn hơn nhiều nếu xu
hướng tiết kiệm của các thành viên giàu hơn phải phù hợp với số lượng việc làm của các thành viên nghèo hơn.
Nếu trong một cộng đồng có tiềm năng giàu có, nhưng sự kích thích đầu tư lại yếu kém, thì dù cho cộng đồng có
tiềm năng giàu có, tác động của nguyên tắc nhu cầu thực tế sẽ buộc cộng đồng này phải giảm bớt sản lượng hiện
có cho đến khi cộng đồng đó trở nên nghèo đến nỗi thặng dư sản xuất của nó so với yêu cầu tiêu dùng bị giảm tới
mức tương xứng với sự yếu kém về mặt kích thích đầu tư, mặc dầu rằng cộng động này vẫn còn tiềm năng về của
cải.

Nhưng còn tệ hại hơn nữa là không những khuynh hướng tiêu dùng biên

(6)

trở nên yếu kém hơn trong một

cộng đồng giàu có, mà còn vì sự tích luỹ vốn của cộng đồng đó đã lớn hơn, cho nên các cơ hội để đầu tư thêm lại
kém hấp dẫn trừ khi lãi xuất giảm xuống với một nhịp độ khá nhanh. Sự việc này sẽ đưa chúng ta đến với lý
thuyết về lãi suất và đến những lý do vì sao lãi suất không tự động giảm xuống đến mức thoả đáng, và đó sẽ là chủ
đề quyển IV.

Như vậy, việc phân tích khuynh hướng tiêu dùng, việc định nghĩa hiệu quả biên của vốn và lý thuyết về lãi

suất là ba lỗ hổng chính trong kiến thức hiện nay của chúng ta mà cần phải bổ khuyết. Khi nào việc này được hoàn
tất, chúng ta sẽ thấy rằng lý thuyết về giá cả trở về vị trí thích đáng của nó như là một vấn đề bổ khuyết cho lý
thuyết tổng quát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng tiền tệ giữ một vai trò chính yếu trong lý thuyết về
lãi suất của chúng ta. Chúng ta sẽ cố gắng phân tích các đặc tính của tiền tệ làm cho nó khác với các loại của cải
khác.

III

Ý kiến cho rằng chúng ta có thể yên tâm bỏ qua hàm số cầu tổng hợp là điểm rất cơ bản trong học thuyết kinh

tế của Ricardo là nền tảng cho những gì mà chúng ta đã được giảng dạy trong hơn một thế kỷ qua. Thật ra,
Malthus đã quyết liệt chống đối học thuyết Ricardo cho rằng nhu cầu thực tế không thể nào thiếu hụt được, nhưng
không thành công. Bởi vì Malthus không thể giải thích được rõ ràng (ngoài lời kêu gọi chú trọng đến các sự việc
có tính chất nhận xét chung) là như thế nào và tại sao nhu cầu thực tế có thể bị thiếu hụt hoặc dư thừa, cho nên ông
ta không thể đưa ra một lập luận hoàn chỉnh khác và Ricardo đã chinh phục nước Anh một cách trọn vẹn như Giáo
hội Pháp đình đã chinh phục Tây Ban Nha vậy. Chẳng những học thuyết Ricardo được chấp nhận tại thủ đô bởi
các chính khách và giới học giả mà cuộc tranh luận đã chấm dứt, còn quan điểm của Malthus thì bị bỏ rơi, không
được ai bàn đến nữa. Cái bí ẩn lớn về nhu cầu thực tế, mà Malthus đã cố công vật lộn để giành phần thắng đã biến
mất trong các sách về kinh tế học. Người ta không còn thấy cái bí ẩn đó được nhắc lại dù chỉ một lần thôi trong
toàn bộ các tác phẩm của Marshall, Edgeworth và Giáo sư Pigou, những người đã làm cho thuyết cổ điển được
phát triển hoàn chỉnh. Nó chỉ có thể còn được nhắc đến một cách lén lút ẩn khuất trong các tác phẩm của Karl
Marx, Silvio Gesell hay Major Douglas.

Thắng lợi hoàn toàn của Ricardo là một việc hiếm có và đầy bí ẩn. Thắng lợi có thể là do học thuyết đó dễ

thích nghi với môi trường mà nó được áp dụng vào, việc nó đưa ra những kết luận hoàn toàn khác với những gì
mà những người không có học thức dự kiến, đã tăng thêm cho nó uy tín về mặt trí tuệ. Việc nó đưa ra những điều
giảng dạy khi đem thực hành lại tỏ ra quá ư khắc khổ và nhiều khi chẳng hợp khẩu vị người nghe, lại tăng thêm
tiếng tăm cho học thuyết đó. Việc học thuyết đó được áp dụng để xây dựng một kiến trúc thượng tầng logic đồ sộ
và nhất quán làm tôn thêm vẻ đẹp của nó. Việc học thuyết đó giải thích được nhiều điều bất công xã hội và nhiều
điều tàn ác như những việc xảy ra không thể tránh được trong quá trình tiến hoá và cho rằng những cố gắng thay
đổi tình trạng đó nói chung sẽ gây nên nhiều hại hơn lợi, đã làm cho nó tranh thủ được cảm tình của các nhà cầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.