Chương 4
CHỌN CÁC ĐƠN VỊ
I
T
rong chương này và ba chương tiếp theo, chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ một số việc khá rắc rối, phức tạp,
tuy không có quan hệ đặc biệt hoặc trực tiếp đến các vấn đề đang là trọng tâm nghiên cứu của chúng ta. Những
chương này có tính chất ngoài lề nên chúng ta phải tạm thời không đi vào các chủ đề chính. Vấn đề ngoài lề này
chỉ được bàn đến ở đây vì nó chưa hề được giải quyết ở nơi nào khác một cách mà tôi cho là đáp ứng những yêu
cầu của cuộc điều tra đặc biệt mà chính tôi đang tiến hành.
Ba việc rắc rối, phức tạp đã cản trở bước tiến của tôi trong việc viết cuốn sách này và cũng vì thế mà tôi
không thể trình bày ý kiến một cách thuận lợi chừng nào tôi tìm ra được giải pháp thích hợp cho chúng, các việc
đó là: thứ nhất, chọn các đơn vị định lượng thích hợp với các vấn đề thuộc toàn bộ hệ thống kinh tế; thứ hai, vai
trò của dự kiến trong phân tích kinh tế; và thứ ba, định nghĩa về thu nhập.
II
Các đơn vị định lượng mà các nhà kinh tế học thường dùng để nghiên cứu là chưa thoả đáng, có thể thấy điều
đó qua các khái niệm về thu nhập quốc dân (National Divident), quỹ vốn thực tế (The stock of real capital) và mức
giá chung (The general price-level):
(i) Theo định nghĩa của Marshall và giáo sư Pigou
, thu nhập quốc dân là thước đo khối lượng sản phẩm hiện có
hay thu nhập thực tế, chứ không phải là thước đo giá trị sản lượng hay thu nhập bằng tiền (thu nhập danh
nghĩa)
. Hơn nữa, theo một nghĩa nào đó, thu nhập quốc dân còn tuỳ thuộc vào sản lượng ròng, tức là tuỳ
thuộc vào phần thêm ròng vào nguồn lực của cộng đồng có thể để tiêu dùng hay để giữ lại làm quỹ vốn và có
được là do các hoạt động kinh tế và những hy sinh không tiêu dùng trong giai đoạn hiện hành sau khi đã trừ đi
mọi hư hao của quỹ vốn thực tế ngay từ đầu giai đoạn. Trên cơ sở này, người ta đã cố gắng xây dựng một
khoa học định lượng. Tuy nhiên người ta đã chống đối khá mạnh định nghĩa này vì họ cho rằng sản lượng
hàng hoá và dịch vụ của cộng đồng là một mớ phức tạp không đồng nhất cho nên, nói một cách chặt chẽ
không thể nào đo lường được; chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt, thí dụ như khi tất cả các mặt hàng của một
sản phẩm nào đó đều có cùng một tỉ lệ trong một sản phẩm khác.
(ii) Khó khăn còn to lớn hơn khi tính sản lượng ròng, người ta tìm cách đo lường số tăng thêm ròng vào thiết bị
vốn (tư liệu lao động) vì lúc đó người ta phải tìm một cơ sở cho sự so sánh định lượng giữa các kiểu loại mới
của máy móc trang bị được sản xuất trong giai đoạn này và các kiểu loại cũ bị phế thải vì hao mòn, hư hỏng.
Để đạt tới thu nhập quốc dân ròng, Giáo sư Pigou
trừ đi một tỷ lệ hao hụt do lỗi thời v.v. được coi là “bình
thường”; và sự kiểm nghiệm thực tế về tính bình thường là ở chỗ hư hao xảy ra khá đều đặn khiến có thể dự
tính trước được nếu không phải là chi tiết thì chí ít cũng về đại thể. Nhưng vì sự khấu trừ này không phải là
một sự chiết khấu bằng tiền, cho nên giáo sư lại phải giả định rằng có sự thay đổi như vậy; tức là giáo sư đã
giới thiệu một cách ngấm ngầm những thay đổi về giá trị. Hơn nữa, giáo sư đã không tìm ra được một công
thức thích đáng
nào để đánh giá các trang thiết bị mới so với những trang thiết bị cũ, khi do có sự thay đổi
kỹ thuật, hai loại trang thiết bị này không còn đồng nhất nữa. Tôi tin rằng khái niệm mà giáo sư Pigou đang
nhằm vào là khái niệm đúng và thích hợp để phân tích kinh tế. Nhưng, chừng nào mà một hệ thống đơn vị
thoả đáng chưa được chấp nhận, việc định nghĩa khái niệm này một cách chính xác là một công việc không
thể làm được. Vấn đề so sánh một sản lượng thực tế với một sản lượng thực tế khác và sau đó tính toán sản
lượng ròng bằng cách lấy các loại máy móc mới bù vào phần hao mòn máy móc cũ nêu lên những câu hỏi hóc
búa mà người ta không thể nào giải đáp được.