Chương 6
ĐỊNH NGHĨA VỀ THU NHẬP, TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ
I. THU NHẬP
T
rong một thời kỳ nào đó, một nghiệp chủ sẽ bán được cho người tiêu dùng hoặc cho các nghiệp chủ khác
một số thành phẩm để lấy một số tiền nào đó mà chúng ta ký hiệu là A. Nghiệp chủ đó cũng sẽ chỉ một số tiền nào
đó mà ta ký hiệu là A
1
để mua thành phẩm của các nghiệp chủ khác. Và người đó sẽ còn có một số trang thiết bị
và vốn sản xuất và sản phẩm làm ra bao gồm một số hàng hoá, bán thành phẩm hoặc vốn lưu động và một số
thành phẩm có giá trị là G.
Tuy nhiên, một phần của giá trị A + G − A
1
lại thuộc về trang thiết bị mà người ấy đã có sẵn ngay từ đầu, chứ
không phải thuộc về các hoạt động trong thời kỳ đang xét. Vì thế, để tính ra cái mà chúng ta coi là thu nhập của
thời kỳ hiện tại, chúng ta phải khấu đi từ A + B − A
1
một số tiền nào đó để thể hiện phần giá trị do trang thiết bị từ
thời kỳ trước để lại đóng góp vào. Vấn đề định nghĩa thu nhập sẽ được giải quyết ngay khi chúng ta tìm ra một
phương thức thoả đáng để tính toán phần khấu đi này.
Có thể có hai nguyên tắc khác nhau để tính toán phần khấu trừ này, mỗi nguyên tắc có một ý nghĩa nào đó -
một liên quan đến sản xuất và một liên quan đến tiêu dùng. Chúng ta hãy lần lượt tìm hiểu cả hai nguyên tắc này.
(i) Giá trị thực tế G của tư liệu sản xuất vào cuối thời kỳ là kết quả ròng (net result) của nghiệp chủ mà một
mặt, đã bảo dưỡng và cải tiến nó trong suốt thời gian trước, kể cả những hàng mua sắm của các nghiệp chủ khác
mà mọi công sức mà người đó bỏ ra để tu bổ cho tốt và, mặt khác, đã tận dụng hết hoặc làm giảm hiệu suất của
thiết bị vì sử dụng thiết bị vào việc làm ra sản phẩm. Nếu như nghiệp chủ quyết định sử dụng trang thiết bị đó vào
công việc sản xuất thì ông ta cũng phải bỏ ra một số tiền nào đó để bảo dưỡng và cải tiến các trang thiết bị đó.
Trong trường hợp này, chúng ta hãy giả định rằng, nghiệp chủ đã chi một số tiền B’ vào việc bảo dưỡng và cải tiến
trang thiết bị của ông ta, và sau khi đã chi số tiền này, trang thiết bị đó sẽ có giá trị G’ vào cuối thời kỳ. Nói một
cách khác, G’ − B’ là giá trị ròng tối đa đã có thể giữ lại được từ thời kỳ trước, nếu nó đã không được sử dụng vào
việc sản xuất để tạo ra A. Phần dư của giá trị tiềm năng này của trang thiết bị đó so với G - A
1
là phần đã bị tiêu
hao (bằng cách này hay cách khác) để làm ra A. Chúng ta hãy gọi đại lượng này, tức là: (G’ − B’) − (G − A
1
) mà
đo phần giá trị tiêu hao trong việc làm ra A, là chi phí sử dụng (trang thiết bị) cho A. Chi phí sử dụng sẽ được ký
hiệu là U
. Số tiền mà nhà kinh doanh phải trả cho các yếu tố sản xuất khác để trả công cho các dịch vụ đó, mà
các yếu tố này coi đó là thu nhập của họ, chúng ta gọi là chi phí yếu tố cho A. Số tiền chi phí yếu tố (sản xuất) F
và chi phí sử dụng (trang thiết bị) U là giá thành của sản lượng A.
Đến đây, chúng ta có thể định nghĩa thu nhập
, là phần dôi của giá trị thành phẩm đã bán ra trong cùng thời
kỳ so với giá thành. Thu nhập của nghiệp chủ được xem như tương đương với số tiền mà ông ta cố gắng đạt được
ở mức tối đa tuỳ theo quy mô sản xuất của mình, nghĩa là tương đương với lợi nhuận gộp theo nghĩa thông thường
của từ này và cũng phù hợp với lẽ phải. Do đó, vì thu nhập của những người còn lại trong cộng đồng ngang bằng
với chi phí yếu tố (sản xuất) của nghiệp chủ, cho nên tổng thu nhập bằng A − U.
Thu nhập với định nghĩa như vậy là một số lượng hoàn toàn xác định. Hơn nữa, vì nghiệp chủ dự tính có
lượng dôi của số thu nhập này so với các khoản phí tổn phải trả cho các yếu tố sản xuất khác, lượng dôi mà ông ta
cố gắng tối đa hoá khi ông ta quyết định sử dụng ở mức nào yếu tố sản xuất khác, cho nên chính số thu nhập này
có một ý nghĩa nhân quả đối với mức việc làm.
Người ta nhận thức được là G − A
1
có thể lớn hơn G’ − B’ khiến cho chi phí sử dụng sẽ thành số âm. Ví dụ,
đây rất có thể là trường hợp khi chúng ta chọn thời kỳ sản xuất sao cho đầu vào luôn tăng lên nhưng không có thời
gian để cho lượng tăng thêm kịp chuyển thành sản phẩm và đem bán. Đây cũng là trường hợp mỗi khi đầu tư là số