LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 88

chúng ta tiếp cập với cách làm thông thường mà còn tiến tới một khái niệm liên quan đến mức tiêu dùng nếu khi
định nghĩa thu nhập ròng chúng ta khấu trừ chi phí bổ sung cũng như chi phí sử dụng trang thiết bị, cho nên tổng
thu nhập ròng
bằng A − U − V.

Ngoài ra, giá trị của trang thiết bị còn thay đổi do có những thay đổi không lường trước được về các giá trị thị

trường hoặc do có sự lỗi thời đặc biệt nhanh chóng, hoặc sự phá hoại của thiên tai. Những thiệt hại về những mặt
này là ngoài ý muốn và cũng chẳng thể nào biết trước được. Những thiệt hại thực tế theo kiểu này mà chúng ta
thường bỏ qua khi tính thu nhập ròng và tính vào tài khoản vốn, có thể gọi là thiệt hại chẳng may xảy ra.

Ý nghĩa nhân quả của thu nhập ròng nằm trong ảnh hưởng tâm lý của đại lượng V đối với mức tiêu dùng

hiện hữu, vì thu nhập ròng là số tiền mà một người bình thường có thể coi là một số tiền thu nhập mà anh ta có thể
quyết định chi tiêu ở mức nào. Đây tất nhiên không phải là yếu tố duy nhất mà anh ta tính đến khi quyết định mức
tiêu dùng. Anh ta còn phải tính đến khi quyết định chi tiêu, xem trong tài khoản vốn của anh ta còn có bao nhiêu
những lỗ, lãi bất thường. Nhưng có sự khác nhau giữa chi phí bổ sung và tổn thất chẳng may ở chỗ là những thay
đổi vì chi phí bổ sung có khả năng tác động tới nhà kinh doanh giống hệt như những thay đổi trong tổng lợi nhuận
của người đó. Đó là lượng dôi của doanh số từ các sản phẩm bán ra so với tổng của giá thành và chi phí bổ sung là
yếu tố chi phối mức tiêu dùng của nghiệp chủ, trong khi đó, tuy những lỗ, lãi bất thường có ảnh hưởng tới những
quyết định của nghiệp chủ nhưng không ở một mức độ giống nhau vì một tổn thất bất thường (do chẳng may xảy
ra) không có một tác động giống như chi phí bổ sung, mặc dù cả hai đều gây những thiệt hại như nhau.

Tuy thế, ranh giới giữa chi phí bổ sung và tổn thất bất thường, phần nào có tính ước lệ hay mang tính chất

tâm lý tuỳ theo tiêu chuẩn thường được áp dụng để tính toán chi phí bổ sung. Chi phí bổ sung là tổn thất không thể
tránh khỏi được mà chúng ta thấy nên ghi vào tài khoản thu nhập và những tổn thất (hoặc lãi) bất thường thì chúng
ta thấy hợp lý là nên ghi vào tài khoản vốn. Vì không thể có một nguyên tắc duy nhất nào để đánh giá chi phí bổ
sung, và số lượng của nó tuỳ thuộc vào việc chúng ta lựa chọn phương pháp hạch toán. Giá trị ước tính của chi phí
bổ sung, khi trang thiết bị mới được chế tạo, là một đại lượng xác định. Nhưng về sau, khi định lại giá trị, thì
lượng giá trị trong thời gian tuổi thọ còn lại các thiết bị đã thay đổi do có sự thay đổi trong những dự kiến của
chúng ta trong cùng thời gian đó. Khoản lỗ vốn bất thường là giá trị đã được chiết khấu của mức chênh lệch giữa
dự kiến ban đầu và dự kiến sửa đổi về một chuỗi U + V trong tương lai. Đây là một nguyên tắc được chấp nhận
rộng rãi trong hạch toán kinh doanh và được các Cơ quan thuế vụ, ở Mỹ xác nhận, để quy định một con số tổng
hợp chi phí bổ sung và chi phí sử dụng khi các trang thiết bị đã được mua sắm và để duy trì con số đó không thay
đổi trong suốt tuổi thọ của máy móc thiết bị, bất kể những biến đổi về dự kiến sau đó. Trong trường hợp này, chi
phí bổ sung ở bất cứ thời kỳ nào được coi là phần dôi của con số đã được ấn định trước so với chi phí sử dụng
thực tế. Phương pháp này có cái lợi là đảm bảo cho tổn thất hay lợi nhuận bất thường sẽ bằng số không trong suốt
thời gian sử dụng trang thiết bị nói chung. Nhưng trong một vài trường hợp cũng là một điều hợp lý khi tính toán
lại phần khấu trừ tương ứng với chi phí bổ sung trên cơ sở những giá trị hiện tại và những dự kiến hiện hành cho
một thời gian hạch toán tuỳ ý, chẳng hạn một năm một lần. Thực vậy, các nghiệp chủ không nhất trí với nhau
trong việc nên như thế nào cho đúng. Để cho thuận tiện, có thể gọi số dự kiến ban đầu về chi phi bổ sung khi trang
thiết bị đã được mua sắm lần đầu là chi phí bổ sung cơ bản, và con số như vậy được điều chỉnh, tính toán lại cho
đúng với giá trị thực trên cơ sở các giá trị và những dự kiến hiện tại là chi phí bổ sung hiện tại.

Như vậy chúng ta không thể tiến gần hơn đến một định nghĩa định lượng về chi phí bổ sung so với định nghĩa

bao gồm các khoản khấu trừ mà một nghiệp chủ điển hình đã lấy ra khỏi số thu nhập của ông ta trước khi tính toán
thu nhập ròng để báo cáo về tiền lời dùng để chia cho các cổ đông (trường hợp một công ty) hoặc để quyết định
mức độ chi dùng hiện tại (trường hợp một cá nhân). Vì những phí tổn bất thường ghi vào tài khoản vốn sẽ không
bị loại ra khỏi khung cảnh này, rõ ràng tốt hơn là trong trường hợp vào có sự nghi ngờ, nên ghi một hạng mục vào
tài khoản vốn và chỉ xếp vào chi phí bổ sung những khoản nào chắc chắn là thuộc vào hạng mục đó. Vì bất kỳ sự
ghi nợ quá nhiều vào tài khoản vốn có thể sửa lại bằng cách chuyển sang mức tiêu dùng hiện tại hơn là làm cách
khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.