LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 90

dùng và nghiệp chủ. Do đó, khi chúng ta định nghĩa A

1

là giá trị của những gì mà một nghiệp chủ mua của các

nghiệp chủ khác, thì chúng ta đã mặc nhiên giải quyết vấn đề này. Từ đó suy ra có thể xác định rõ ràng khoản chi
cho tiêu dùng bằng (A - A

1

), trong đó A là tổng số bán ra trong thời kỳ đó và A

1

là tổng số bán ra của một nghiệp

chủ cho các nhà kinh doanh khác. Trong những gì tiếp theo đây, thông thường sẽ thuận tiện hơn nếu bỏ ký hiệu và
xem A như là tổng số bán ra thuộc tất cả các loại, A

1

như là tổng số bán ra của một nghiệp chủ cho các nghiệp chủ

khác và U là tổng chi phí sử dụng của các nghiệp chủ.

Bây giờ thu nhậptiêu dùng đã được định nghĩa rồi, và từ đó suy ra định nghĩa về tiết kiệm như là phần dôi

ra của thu nhập so với tiêu dùng. Vì thu nhập bằng A - U và tiêu dùng bằng A - A

1

, từ đó suy ra là tiết kiệm bằng

A

1

- U. Cũng tương tự như thế tiết kiệm ròng là phần dôi ra của thu nhập ròng so với tiêu dùng và bằng A

1

- U - V.

Định nghĩa của chúng tôi về thu nhập cũng dẫn ngay đến định nghĩa về đầu tư hiện tại (current investment)

đó là sự tăng thêm giá trị hiện tại cho số trang thiết bị là kết quả của các hoạt động sản xuất trong thời kỳ đó. Mức
gia tăng này rõ ràng là bằng đại lượng mà chúng tôi vừa mới xác định là tiết kiệm, vì nó là phần thu nhập của thời
kỳ mà không chuyển vào tiêu dùng. Như chúng đã thấy ở trên, do kết quả của sản xuất trong bất kỳ thời kỳ nào,
các nghiệp chủ bán ra các thành phẩm với giá trị A và lượng hao mòn trang thiết bị được ước tính là U (hoặc nếu
trang thiết bị được cải tiến thì −U, trong đó U là số âm) do kết quả của việc sản xuất và bán ra A sau khi có tính
đến lượng hàng A

1

của các nghiệp chủ khác. Cũng trong thời kỳ đó các sản phẩm có giá trị A - A

1

sẽ được chuyển

sang tiêu dùng. Phần dôi ra của A − U so với A − A

1

, tức là A

1

− U là số tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất do

kết quả của các hoạt động sản xuất của thời kỳ đó và đó là đầu tư của thời kỳ này. Cũng tương tự như thế, A

1

− U

− V, tức là số gia tăng ròng cho trang thiết bị sản xuất, sau khi đã tính đến việc giảm giá trị thông thường của trang
thiết bị, ngoài việc bị hao mòn qua sử dụng và những thay đổi không lường trước được về giá trị trang thiết bị
được ghi vào tài khoản vốn, là số tiền đầu tư ròng của thời kỳ đó.

Vì thế, khối lượng tiết kiệm là kết quả của thái độ chung của tập thể người tiêu thụ và khối lượng đầu tư là

kết quả của thái độ chung của các nghiệp chủ có thể. Hai khối lượng này nhất thiết phải bằng nhau, vì mỗi khối
lượng này đều bằng phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Hơn nữa, kết luận này không hề phụ thuộc vào
những khía cạnh tinh tế hay những nét đặc thù trong định nghĩa về thu nhập nói trên. Miễn là chúng ta đồng ý rằng
thu nhập bằng giá trị của sản lượng hiện tại, rằng đầu tư hiện tại bằng giá trị của phần sản lượng hiện tại không bị
tiêu dùng đi, và rằng tiết kiệm bằng phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng, tất cả những điều trên đây đều phù
hợp với lẽ phải và tập quán cổ truyền của đại đa số các nhà kinh tế học - sự ngang bằng giữa tiết kiệm và đầu tư.
Tóm lại:

Thu nhập = giá trị sản lượng = tiêu dùng + đầu tư

Tiết kiệm = Thu nhập - tiêu dùng

Do đó, tiết kiệm = đầu tư

Như vậy, bất cứ hệ thống định nghĩa nào thoả mãn các điều kiện trên đây đều đưa tới kết luận giống nhau.

Chỉ khi nào phủ nhận tính chất hợp lý của điều kiện này hay điều kiện kia thì kết luận mới bị loại bỏ.

Sự tương đương giữa số lượng tiết kiệm và số lượng đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao

dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng hay là người mua sắm trang thiết bị sản xuất. Thu
nhập được tạo ra bởi giá trị dôi ra so với chi phí sử dụng mà nhà sản xuất thu được từ việc bán ra các sản phẩm,
nhưng toàn bộ sản phẩm làm ra phải được bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nghiệp chủ khác, và mặt khác
đầu tư hiện hành của mỗi nghiệp chủ bằng số lượng dôi ra về trang thiết bị sản xuất mà người đó đã mua của các
nghiệp chủ khác so với chi phí sử dụng của chính mình. Vì lý do đó, xét về tổng thể, số lượng dôi ra của thu nhập
so với tiêu dùng mà chúng ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất mà
chúng ta gọi là đầu tư. Sự việc cũng tương tự như thế đối với tiết kiệm ròng và đầu tư ròng. Thực ra, tiết kiệm chỉ
đơn giản là phần còn dư thừa lại. Thu nhập là kết quả giữa quyết định tiêu dùng và quyết định đầu tư. Giả sử các
quyết định đầu tư được thực hiện, thì mức tiêu dùng tất phải bị hạ thấp hoặc mức thu nhập được tăng thêm. Như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.