vậy, việc đầu tư tự nó không thể không làm cho phần dư thừa hay số dư (margin), mà chúng ta gọi là tiết kiệm,
tăng thêm một lượng tương ứng.
Thật ra, các cá nhân có thể quá cố chấp trong quyết định của họ khi xem xét họ nên tiết kiệm và đầu tư bao
nhiêu đến nỗi không có điểm cân bằng giá nào để cho các công việc giao dịch kinh doanh đi đến chỗ thành công
qua điểm cân bằng giá đó. Trong trường hợp này, các điều kiện của chúng ta sẽ không thể áp dụng được vì số sản
phẩm sản xuất ra sẽ không còn có một giá trị thị trường nhất định, giá cả không có điểm cân bằng bền giữa số
không và vô tận. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng thực tế không phải như vậy, và có những thói quen về
phản ứng tâm lý chấp nhận điểm cân bằng đạt được, tại đó sự sẵn sàng mua tương đương với sự sẵn sàng bán.
Việc nên có một yếu tố như một giá trị thị trường cho sản phẩm thì đó là một điều cần để cho thu nhập bằng tiền
có một giá trị nhất định và đồng thời là một điều kiện đủ để cho tổng số tiền mà những người muốn tiết kiệm
quyết định tiết kiệm, ngang bằng với tổng số tiền mà những người muốn đầu tư quyết định đầu tư.
Đầu óc minh mẫn về vấn đề này có thể sẽ ở mức toàn vẹn nhất nếu suy nghĩ về các quyết định tiêu dùng
(hoặc hạn chế tiêu dùng) chứ không phải là về các quyết định tiết kiệm. Một quyết định tiêu dùng hay không tiêu
dùng thực sự nằm trong quyền lực của cá nhân; quyết định đầu tư hay không đầu tư cũng như vậy. Các số lượng
về tổng thu nhập và tổng tiết kiệm là kết quả của sự lựa chọn tự do của các cá nhân có tiêu dùng hay không tiêu
dùng, có đầu tư hay không đầu tư, nhưng không có số lượng nào nói trên có khả năng duy trì một giá trị độc lập
xuất phát từ một số quyết định riêng lẻ bất chấp những quyết định về tiêu dùng và đầu tư. Theo đúng với nguyên
tắc này, trong phần kế tiếp của cuốn sách này, quan niệm về thiên hướng tiêu dùng sẽ thay thế cho thiên hướng hay
khuynh hướng tiết kiệm.
PHỤ LỤC VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG
I
C
hi phí sử dụng (trang thiết bị sản xuất), theo ý tôi, có một tầm quan trọng đối với lý thuyết cổ điển về giá trị
mà thường không được chú ý tới. Có nhiều điều cần nói về vấn đề này nhưng nói ở đây thì chưa thích hợp và cần
thiết. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phân tích khái niệm này một phần nào chi tiết hơn trong phần phụ lục này dù cho có
vì thế mà chúng tôi đi ra ngoài đề.
Theo định nghĩa, chi phí sử dụng của một nghiệp chủ bằng:
A
1
+ (G’ − B’) − G
Trong đó A
1
là số lượng hàng mà nghiệp chủ mua của các nghiệp chủ khác, G là giá trị thực của các trang
thiết bị sản xuất của người đó vào cuối thời kỳ, và G’ là giá trị của các trang thiết bị sản xuất có thể đã có được
vào cuối thời kỳ nếu nghiệp chủ đó đã cố gắng không sử dụng thiết bị và đã chi một khoản tiền B’ tối ưu để bảo
dưỡng và cải tiến thêm. Bây giờ G - (G’ - B’), tức là phần tăng thêm về giá trị trang thiết bị của nghiệp chủ so với
giá trị tịnh mà ông ta có trong tay từ thời kỳ trước còn lại, là phần đầu tư hiện hành của nghiệp chủ về mặt trang
thiết bị và có thể ký hiệu là I. Như vậy, U, chi phí sử dụng của doanh số các hàng hoá bán ra A, bằng A
1
− I, trong
đó A
1
là những thứ mà nghiệp chủ đó mua của các nghiệp chủ khác và I là phần đầu tư hiện hành của ông ta vào
trang thiết bị. Chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy ngay rằng điều đó hợp với lẽ thường. Một phần nào đó của các
khoản chi phí mà nghiệp chủ phải trả cho các nghiệp chủ khác được cân đối bằng giá trị của số tiền đầu tư hiện
nay vào các trang thiết bị của chính mình, và phần còn lại là những tổn thất mà nghiệp chủ phải gánh chịu để sản
xuất số hàng hoá ngoài các chi phí trả cho các yếu tố sản xuất. Nếu độc giả thử tìm cách trình bày nội dung trên
theo một cách khác, người đó sẽ thấy lợi ích của cách này là ở chỗ nó tránh được các bài toán kế toán không cần
thiết mà không giải được. Tôi nghĩ rằng, không còn cách nào khác để phân tích số thu nhập hiện hành của sản xuất
một cách rõ ràng. Nếu nền công nghiệp được liên kết hoàn toàn hoặc nếu nghiệp chủ không mua gì từ bên ngoài,
để cho A
1
= 0, thì chi phí sử dụng chỉ đơn giản là bằng lượng giảm đầu tư vốn hiện tại (current disinvestment)