trong việc sử dụng trang thiết bị, nhưng chúng ta vẫn còn lợi thế là không còn bị đòi hỏi, ở bất kỳ giai đoạn nào
trong quá trình phân tích, phải phân bổ chi phí yếu tố (sản xuất) giữa số hàng bán ra và phần trang thiết bị giữ lại.
Như vậy chúng ta có thể xem số lượng việc làm của một doanh nghiệp, dù liên kết hay riêng lẻ, phụ thuộc vào một
quyết định vững vàng duy nhất - một thủ tục phù hợp với tính chất phối hợp hiện nay của công việc sản xuất các
mặt hàng được bán ra với toàn bộ sản phẩm.
Hơn nữa khái niệm về chi phí sử dụng giúp ta đưa ra một định nghĩa rõ hơn định nghĩa thường vẫn được chấp
nhận về giá cung ngắn hạn của một đơn vị sản phẩm bán ra của một doanh nghiệp. Vì giá cung ngắn hạn là tổng
của chi phí yếu tố (sản xuất) biên và chi phí sử dụng biên.
Ngày nay, lý thuyết hiện đại về giá trị thường đem đánh đồng giá cung ngắn hạn với chỉ riêng chi phí về yếu
tố biên mà thôi. Tuy nhiên, thật rõ ràng là cách làm này chỉ hợp lý khi chi phí sử dụng biên là bằng không hoặc
nếu giá cung được định nghĩa sao cho nó không bao hàm chi phí sử dụng biến động như tôi đã định nghĩa xem tập
I, chương 3 “doanh số” và “giá cung tổng hợp” không bao hàm chi phí sử dụng tổng hợp. Nhưng trong khi xét đến
sản lượng nói chung đôi khi cũng thuận tiện nếu khấu bỏ chi phí sử dụng, những phương pháp này khiến cho sự
phân tích của chúng ta bị mất đi tính thực tế nếu nó được áp dụng một cách thông thường (và mặc nhiên) cho sản
lượng của một ngành hoặc một doanh nghiệp riêng biệt, vì nó tách “giá cung” của một sản phẩm khỏi bất kỳ ý
nghĩa thông thường nào về “giá cả” của nó; và nó còn gây nên một sự lẫn lộn nào đó do kết quả của cách làm này.
Có thể giả định rằng “giá cung” có một ý nghĩa rõ ràng khi áp dụng cho một đơn vị sản phẩm dễ bán của một
doanh nghiệp riêng biệt, và việc này không cần phải bàn cãi sâu hơn. Thế nhưng khi người ta quan tâm đến phần
mua từ các nghiệp chủ khác lẫn phần hao mòn trang thiết bị của chính doanh nghiệp nói trên để tạo ra một sản
lượng biên thì người ta vấp phải nhiều phức tạp, rắc rối khi định nghĩa về thu nhập. Ngay cả khi chúng ta giả định
rằng các chi phí biên cho hàng mua của các doanh nghiệp khác có liên quan đến việc bán ra một đơn vị sản phẩm
tăng thêm cũng phải được khấu trừ vào số tiền doanh thu bán hàng tính theo đơn vị để cho chúng ta cái gọi là giá
cung của doanh nghiệp, thì chúng ta vẫn còn phải tính đến lượng giảm đầu tư biên về mặt trang thiết bị của doanh
nghiệp có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm biên. Ngay cả khi mọi sản phẩm đều do một doanh nghiệp hoàn toàn
liên kết chế tạo, thì hãy còn chưa hợp lý khi giả định rằng chi phí sử dụng biên vào trang thiết bị do việc chế tạo
sản phẩm biên gây ra, thường có thể bỏ qua.
Các khái niệm về chi phí sử dụng và chi phí bổ sung còn giúp chúng ta thiết lập một mối tương quan rõ rệt
hơn giữa giá cung dài hạn và giá cung ngắn hạn. Chi phí dài hạn rõ ràng phải bao gồm một số tiền để trang trải chi
phí bổ sung cơ bản cũng như giá thành dự tính theo tuổi thọ trung bình của trang thiết bị sản xuất. Nói một cách
khác, chi phí dài hạn của sản phẩm bằng giá thành dự kiến cộng với chi phí bổ sung; hơn nữa để có một số lợi
nhuận bình thường, giá cung dài hạn phải cao hơn chi phí dài hạn đã được tính theo cách đó một số tiền được xác
định trên cơ sở lãi suất hiện hành về tiền cho vay có kỳ hạn và rủi ro tương tự, được coi như một lý lẽ của chi phí
cho thiết bị. Hoặc nếu chúng ta muốn chọn một lãi suất “thuần tuý” chuẩn có thể áp dụng vào mọi trường hợp,
chúng ta phải thêm vào chi phí dài hạn một điều kiện thứ ba có thể được gọi là chi phí rủi ro để đề phòng những
khả năng không lường trước có thể xảy ra khiến cho số “lợi nhuận” thực sự khác với số “lợi nhuận” dự kiến. Như
vậy, giá cung dài hạn bằng tổng của nhiều thành phần có thể phân tích được như giá thành, chi phí bổ sung, chi phí
rủi ro và chi phí trả lãi. Mặt khác, giá cung ngắn hạn thì bằng giá thành biên. Vì thế, nghiệp chủ khi mua sắm hay
chế tạo trang thiết bị sản xuất cho mình, phải hy vọng trang trải được chi phí bổ sung, chi phí rủi ro và chi phí trả
lãi nhờ có lượng dôi giá trị biên của giá thành sản phẩm so với giá trị bình quân của nó. Do đó trong cân bằng dài
hạn, lượng dôi ra của giá thành biên so với giá thành trung bình bằng tổng của chi phí bổ sung, chi phí rủi ro, và
chi phí trả lãi
Mức độ sản lượng, mà ở đó giá thành biên đúng bằng tổng của giá thành và chi phí bổ sung trung bình, có
một tầm quan trọng đặc biệt, vì đó là điểm hoà vốn trong tài khoản kinh doanh của nhà nghiệp chủ. Nói một cách
khác, đó là điểm mà lợi nhuận ròng bằng không; còn với một sản lượng nhỏ hơn số này thì nhà doanh nghiệp chỉ
kinh doanh thua lỗ mà thôi.