Mức độ mà chi phí bổ sung cần phải được cung ứng, ngoài giá thành, thay đổi rất nhiều tuỳ theo từng loại
trang thiết bị. Có hai trường hợp thái cực sau đây:
(i) Một phần nào đó việc bảo quản trang thiết bị cần phải được thực hiện đồng thời với việc sử dụng thiết bị (thí
dụ tra dầu mỡ vào máy móc, dụng cụ). Chi phí này (không kể các thứ phải mua từ bên ngoài) được tính vào
chi phí yếu tố (sản xuất). Nếu vì những lý do vật chất, toàn bộ số tiền khấu hao hiện hành cần phải được bù lại
ngay, lượng chi phí sử dụng (không kể phần mua từ bên ngoài) sẽ phải bằng và ngược dấu với chi phí bổ sung,
và trong tình trạng cân bằng dài hạn, chi phí yếu tố (sản xuất biên sẽ lớn hơn chi phí yếu tố trung bình một
lượng bằng chi phí rủi ro và chi phí trả lãi.
(ii) Một phần của mức độ mất giá trị của trang thiết bị chỉ xảy ra khi người ta sử dụng chúng. Chi phí về mặt này
sẽ được tính vào chi phí sử dụng, khi mà chi phí đó không được bù lại đồng thời với việc sử dụng máy móc.
Nếu việc mất giá trị của trang thiết bị chỉ xảy ra theo cách đó, thì chi phí bổ sung sẽ bằng không.
Có lẽ cần phải nêu rõ rằng nghiệp chủ trước tiên không sử dụng thiết bị máy móc cũ và tồi nhất, chỉ vì lý do
chi phí sử dụng nó thấp, vì ông ta hiểu rõ máy móc xấu tất sẽ kém về hiệu quả và gây ra chi phí yếu tố cao. Vì vậy,
nghiệp chủ thích sử dụng phần trang thiết bị gây ra chi phí sử dụng cộng với chi phí yếu tố nhỏ nhất tính theo đơn
vị sản phẩm
. Do đó, bất cứ khối lượng sản phẩm nhất định nào cũng có một chi phí sử dụng tương ứng
tổng chi phí sử đụng này không có mối tương quan đồng nhất với chi phí sử dụng biên, nghĩa là với gia lượng của
chi phí sử dụng phát sinh từ một gia lượng về khối lượng sản xuất.
II
Chi phí sử dụng là một trong những mối liên hệ giữa hiện tại và tương lai. Vì khi quyết định về quy mô sản
xuất, nghiệp chủ đứng trước sự lựa chọn: hoặc tận dụng hết công suất các máy móc thiết bị của họ ngay lập tức
hoặc bảo tồn thiết bị để sử dụng về sau. Chính dự định hy sinh lợi ích tương lai do đưa máy móc thiết bị vào sử
dụng trong hiện tại quyết định lượng chi phí sử dụng, và chính lượng biên của sự hy sinh này cùng với chi phí biên
về yếu tố sản xuất và dự kiến doanh số biên quyết định quy mô sản xuất. Vậy nghiệp chủ tính toán chi phí sử dụng
cho một công việc sản xuất ra sao?
Chúng ta đã định nghĩa chi phí sử dụng như là phần giá trị của trang thiết bị máy móc bị giảm bớt do mang ra
sử dụng thay vì để không, sau khi đã trừ đi phần chi phí bảo quản và cải tiến và phần mua từ các nghiệp chủ khác.
Do đó cần phải ước tính giá trị chiết khấu của lợi tức được tăng thêm trong tương lai, nếu không đem các máy
móc thiết bị sử dụng trong hiện tại. Giá trị này ít nhất phải bằng giá trị hiện tại của cơ hội hoàn lại việc thay thế
mà kết quả là để máy móc trang bị không hoạt động, và giá trị đó có thể còn lớn hơn nữa
Nếu số máy móc trong kho không dư thừa, và vì thế có những đơn vị máy móc tương tự mỗi năm được sản
xuất ra để tăng thêm hoặc để thay thể máy móc trang thiết bị cũ thì chúng ta thấy rõ rằng chi phí sử dụng biên có
thể được tính toán bằng cách tham khảo phần tuổi thọ hay hiệu quả của máy móc, thiết bị bị giảm bớt khi đem sử
dụng và dựa vào chi phí thay thế hiện tại. Trái lại, nếu có máy móc, trang bị dư thừa thì chi phí sử dụng còn tuỳ
thuộc vào lãi suất và chi phí bổ sung hiện hành (nghĩa là đã được đánh giá lại) tương ứng với thời gian kéo dài cho
đến khi phần dư thừa được sử dụng hết do bị hao mòn v.v.. Theo cách này, chi phí trả lãi và chi phí bổ sung hiện
tại sẽ được tính một cách gián tiếp vào chi phí sử dụng.
Mọi tính toán được thực hiện theo một hình thức đơn giản và dễ hiểu nhất khi chi phí yếu tố sản xuất bằng
không, thí dụ trong trường hợp có một lượng dự trữ nguyên liệu thừa không dùng đến như đồng chẳng hạn, như
tôi đã trình bày trong Luận trình về tiền tệ, tập II, chương 29. Giả sử chúng ta lập một hệ thống giá trị ước tính của
đồng tại nhiều thời điểm khác nhau trong tương lai mà sẽ bị chi phối bởi mức độ mà sự dư thừa được sử dụng đến
hết và dần dần tiến gần đến chi phí bình thường như ước tính giá trị hiện tại hay chi phí sử dụng của một tấn đồng
dư thừa sẽ bằng giá trị lớn nhất có thể có được bằng cách lấy giá trị ước tính ở một thời điểm tương lai nào đó của
một tấn đồng trừ đi chi phí trả lãi và chi phí bổ sung hiện tại cho một tấn đồng trừ đi chi phí trả lãi và chi phí bổ
sung hiện tại cho một tấn đồng giữa thời điểm đó và hiện tại.