dương, nếu ta hình dung nền công nghiệp được liên kết đến mức khiến cho nghiệp chủ chế tạo được phần lớn các
trang thiết bị cho chính họ. Tuy thế, vì chi phí sử dụng chỉ là số âm khi nghiệp chủ đang còn tăng tư liệu sản xuất
bằng lao động của ông ta, cho nên chúng ta có lý do chính đáng để có thể nghĩ rằng chi phí sử dụng bình thường
sẽ là số dương trong một nền kinh tế mà trang thiết bị được chế tạo phần lớn bởi các doanh nghiệp khác chứ
không phải doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị đó. Hơn nữa khó mà tưởng tượng được một trường hợp trong đó
chi phí sử dụng biên (Marginal user cost) gắn với một lượng gia tăng của A, nghĩa là dU/dA, sẽ không phải là số
dương.
Để liệu trước cho phần sau của chương này, có lẽ ở đây nên nhắc nhở rằng đối với cộng đồng nói chung, tổng
mức tiêu dùng (C) của thời kỳ đang xét bằng Σ(A − A
1
) và tổng mức đầu tư (I) bằng (A
1
− U). Ngoài ra, U là
lượng giảm đầu tư (disinvestment) của từng nghiệp chủ (và −U là mức đầu tư của ông ta) đối với các trang thiết bị
của chính ông ta, trừ những thứ ông ta phải mua của các nghiệp chủ khác. Như vậy, trong một hệ thống hoà nhập
hoàn toàn (trong đó A
1
= 0), mức tiêu dùng sẽ bằng A và mức đầu tư bằng −U, nghĩa là bằng G − (G’ − B’). Việc
đưa vào yếu tố A
1
tạo nên một sự phúc tạp nhỏ nhưng đó chẳng qua là do ý muốn cung cấp một phương pháp phổ
biến có thể áp dụng cho trường hợp của một hệ thống sản xuất không liên kết.
Thêm nữa cầu thực tế chỉ là số thu nhập tổng hợp (hoặc doanh số) mà các nhà kinh doanh hy vọng nhận
được, kể cả các số tiền thu được mà họ sẽ phải trả cho các yếu tố sản xuất, từ số công việc mà họ quyết định thuê
làm. Hàm số tổng cầu đóng vai trò gán các lượng việc làm giả định khác nhau với các số tiền thu nhập mà các sản
lượng tương ứng dự kiến có thể đem lại, và số cầu thực tế là điểm nằm trên hàm số tổng cầu; điểm này trở thành
thực tế bởi vì khi được kết hợp với các điều kiện về cung, nó tương ứng với mức việc làm khiến cho dự kiến về lợi
nhuận của nghiệp chủ đạt được mức tối đa.
Một loạt các định nghĩa này còn có lợi là giúp chúng ta cân bằng số thu nhập (hoặc doanh số) biên với chi phí
yếu tố biên và do đó đi đến cùng một loại dự kiến gắn doanh số biên đã được định nghĩa như trên với chi phí yếu
tố biên như đã được khẳng định bởi các nhà kinh tế học, những người, vì bỏ qua chi phí sử dụng hoặc giả định chi
phí này là con số không, đã đánh đồng giá cung
(ii) Tiếp theo chúng ta xét đến nguyên tắc thứ hai mà chúng ta đã nói đến trên đây. Chúng ta chỉ mới bàn đến
phần thay đổi về giá trị của trang thiết bị sản xuất vào cuối thời kỳ so với giá trị vào lúc đầu do có các quyết định
tự nguyện của nghiệp chủ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Nhưng ngoài ra, có thể có một phần mất (hay được)
ngoài ý muốn về mặt giá trị của các trang thiết bị vì những lý do ngoài sự kiểm soát của ông ta và bất chấp các
quyết định hiện hành của ông ta, chẳng hạn do một sự thay đổi về các giá trị thị trường, sự hao mòn và phế thải vì
lỗi thời hoặc sự phá huỷ bởi thiên tai như chiến tranh, động đất. Ngày nay, một phần những tổn thất ngoài ý muốn
này, tuy không thể tránh được nhưng nói chung không phải không dự kiến được như tổn thất do tác động của thời
gian, không lệ thuộc vào việc sử dụng thường xuyên hay không, cũng như những tổn thất do máy móc đã lỗi thời
mà giáo sư Pigou giải thích là “khá dễ thấy trước được nếu không chi tiết thì ít nhất là trên những nét lớn”. Chúng
ta có thể thêm vào đó những tổn thất thường xảy ra trong cộng đồng và được coi như những sự “rủi ro bảo hiểm”.
Bây giờ chúng ta hãy tạm bỏ qua sự kiện là số tổn thất dự tính phụ thuộc vào thời điểm khi các dự kiến được vạch
ra. Chúng ta hãy gọi sự khấu hao trang thiết bị tuy là ngoài ý muốn nhưng có thể dự kiến trước được, tức là lượng
dôi của khấu hao dự kiến so với chi phí sử dụng trang thiết bị, là chi phí bổ sung sẽ được ký hiệu là V. Cố nhiên
thiết tưởng không cần thiết nêu rõ ràng định nghĩa này không giống như định nghĩa của Marshall về chi phí bổ
sung, dù ý muốn quan tâm đến phần khấu hao dự kiến được mà không được đưa vào giá thành thì giống nhau.
Như vậy, để tính thu nhập ròng và lợi nhuận ròng của nghiệp chủ, thường thì người ta khấu đi số ước tính về
chi phí bổ sung trong số thu nhập và tổng lợi nhuận của nghiệp chủ như đã được định nghĩa ở trên. Vì ảnh hưởng
về mặt tâm lý của chi phí bổ sung đối với nghiệp chủ khi ông ta xét có thể quyết định sẽ tiêu dùng hay tiết kiệm
như thế nào cho hợp lý, cũng giống như chi phí bổ sung đó vẫn còn trong tổng lợi nhuận của người ấy. Với tư cách
là một nhà sản xuất có quyền quyết định sử dụng máy móc thiết bị hay không, thì giá thành và tổng lợi nhuận như
đã được định nghĩa ở trên, là những khái niệm quan trọng. Nhưng với tư cách là một người tiêu dùng thì lượng chi
phí bổ sung lại gây cho nghiệp chủ một ý nghĩ là chi phí đó là một phần của giá thành. Như thế, không những