hạn đó, họ sẽ không thể cảm nhận được chúng. Dù cho là sinh linh tu
luyện, thân thể theo đạo hạnh mà có những biến hoá nghiêng trời lệch đất,
giác quan cũng cường đại hơn phàm sinh vô số lần, nhưng chung quy lại
vẫn có những giới hạn không thể nào vượt qua nổi.
Năm xưa đức phật phổ độ chúng sinh, chính là nhìn thấu ra được một
điểm này mà ngộ ra thuyết pháp, dùng tâm để cảm nhận thế giới. Nếu
người làm chủ được tâm mình, thì người làm chủ được thế giới.
Mà pháp môn Tâm Nhãn, chính là một trong những pháp môn tu
luyện tâm thức dành cho sinh linh. Luyện hoá đôi mắt trở thành cánh cửa
để tâm có thể hướng tới bên ngoài vạn vật.
Theo đó một khi tu luyện Tâm Nhãn, ngươi sẽ phải trải qua năm giai
đoạn biến hoá. Bao gồm Phàm Nhãn, Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn và Tâm Nhãn,
thứ tự mạnh dần, cái sau bao hàm lấy cái trước.
Phàm Nhãn là con mắt bình thường, rất nhiều sinh linh đều có. Đây là
trạng thái bị giới hạn lớn nhất, cũng là trạng thái yếu ớt dễ bị tổn thương
nhất.
Thiên Nhãn là sự lột xác của Phàm Nhãn, không còn là con mắt của
sinh linh bình thường nữa. Thiên Nhãn không bị giới hạn bởi vật phàm che
chắn, không bị giới hạn bởi ánh sáng thông thường.
Tuệ Nhãn là con mắt của trí tuệ, là con mắt nhìn ra được sai lầm cùng
vọng tưởng, chiếu soi được bản chất bên trong của vạn vật.
Pháp nhãn là con mắt của Pháp Luân, là con mắt dung thông vô ngại
giữa tất cả sự vật, hiện tượng, sự kiện xảy ra trong toàn bộ vũ trụ tinh
không này, không có giới hạn nào ngăn cách.
Tâm Nhãn chính là cảnh giới cuối cùng, dụng tâm mà cảm nhận thế
giới. Tâm Nhãn bao trùm lên toàn bộ các loại cảnh giới trước đó, cực tịnh