M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 141

với tư cách là một quốc gia tích cực bảo vệ các công ty trong nước
trước các cuộc chuyển nhượng đến từ nước ngoài.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG THỦ CHỦ ĐỘNG

Tương tự như các biện pháp phòng thủ thụ động, có rất nhiều thuật ngữ

màu mè dùng để mô tả các biện pháp chống sáp nhập chủ động. Tần suất sử
dụng của chúng cũng khá lớn, nên thiết nghĩ sẽ hữu ích hơn nếu chúng ta
cùng thảo luận về chúng một cách chi tiết.

Việc sử dụng thư xanh hoàn toàn biến mất vào thập kỷ 1990 do những

thay đổi về luật thuế tại Mỹ cũng như do những lo ngại về vấn đề kiện tụng.
Trước đó, thư xanh có thể do những Bên Mua “yêu cầu” và Bên Bán buộc
phải trả khoản tiền này để ngăn chặn các cuộc chuyển nhượng không mong
muốn. Trước khi có những thay đổi trên về mặt pháp lý, khoảng giữa thập
kỷ 1980, nhiều công ty đã có những sửa đổi trong điều lệ công ty qua đó
không cho phép việc chi trả cho các thư xanh.

Bốn nhóm phòng thủ chủ động chính

Tiếp cận trực tiếp với Bên Mua:

- Thư xanh: trả một khoản tiền lớn để mua lại cổ phiếu của một Bên
Mua khi công ty này đe dọa sẽ có những hành động không thân thiện;

- Các hợp đồng trì hoãn: là tiền trả cho một cổ đông hiện tại để họ
không mua thêm cổ phiếu của công ty, thường chỉ trong một khoảng
thời gian nhất định;

- Phòng thủ Pac-Man: xoay chuyển tình thế và đưa ra lời đề nghị mua
lại với Bên Mua không thân thiện.

- Các chiến thuật phá hủy: lên kế hoạch với các đồng minh:

- Hiệp sĩ áo trắng: một Bên Mua thân thiện rõ ràng là được ưa thích hơn
một Bên Mua không thân thiện (tức “hiệp sĩ áo đen”);

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.