Chính phủ Anh ra tay trợ giúp Bên Bán
Đầu năm 2006, Gazprom của Nga, tập đoàn khí gas lớn nhất thế giới,
đưa ra đề nghị mua lại Centrica, nhà cung cấp khí gas và điện lớn nhất
Anh quốc. Theo thông tin từ BBC, chính phủ Anh rất quan tâm tới giao
dịch này bởi nó đã làm dấy lên một số vấn đề mang tính chiến lược như
sự an toàn trong tương lai của nguồn cung cấp khí gas tự nhiên cho
Anh. Cuối cùng, chính phủ Anh tuyên bố họ sẽ không cản đường giao
dịch này. Tuy nhiên, trước khi có tuyên bố này, vấn đề này đã gây ra
nhiều quan ngại đối với các nhà đầu tư của Nga, khiến toàn bộ quá
trình giao dịch phải ngừng lại. Mặc dù giao dịch này không diễn ra,
nhưng người Nga cũng không tỏ ra hài lòng với việc để các bên thứ ba
được tiếp cận với các đường dẫn khí xuất khẩu của Gazprom như đã đề
xuất.
Một trường hợp khác thường xuyên được nhắc tới là chính phủ Pháp đã
ngăn chặn việc mua lại Danone, một công ty sản xuất yoghurt, vì
những lý do an ninh quốc gia.
Một biện pháp khác là nói “không”. Tại Mỹ và Anh, luật pháp quy định
rằng hội đồng quản trị một công ty có quyền từ chối một lời đề nghị nếu họ
cho rằng lời đề nghị này không thỏa đáng. Tuy nhiên, họ phải chỉ ra được
rằng hành động của mình xuất phát từ những thẩm định chi tiết cũng như từ
niềm tin tưởng chân thành, nếu không, họ có thể trở thành mục tiêu kiện cáo
của các cổ đông.
Các công ty cũng có thể sử dụng tình báo doanh nghiệp để phòng thủ
trước những lợi ích không mong muốn của các bên thứ ba. Nhiều công ty sử
dụng “tòa án dư luận” để thu hút các cổ đông nhằm ngăn chặn một giao
dịch. Cho dù là sử dụng các kỹ năng tình báo doanh nghiệp để “bới lông tìm
vết” các Bên Mua tiềm năng (như tìm ra các hoạt động phạm pháp, hay các
mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổ đông của họ), ném bùn hay nỗ lực phá hủy
một giao dịch, thì rõ ràng là tình báo doanh nghiệp vẫn đóng một vai trò
nòng cốt trong việc giúp các bên tham gia chiếm thế thượng phong. Một
trong những yếu tố quan trọng nhất, nhưng lại ít được đề cập đến nhất, của