chấm dứt vì các lý do mà “cả Mirant và Goldman Sachs (nhà tư vấn tài
chính của Mirant) đều chưa từng bác bẻ lại”. Cuối bài phát biểu, ông
kết luận rằng: “đề nghị của Mirant là một giao dịch sai lầm xảy ra vào
thời điểm sai lầm”.
Theo các bài viết về cuộc họp báo này cũng như theo nguồn tin từ tạp
chí The New York Times, hai công ty đã tiến hành các đàm phán bí mật
trong ít nhất hai năm. Các nguồn tin này cũng cho biết Mirant thậm chí
đã đệ đơn kiện NRG vì họ cho rằng Goldman Sachs có mâu thuẫn về
lợi ích với họ bởi nhà tư vấn này có trong tay những thông tin nội bộ về
cả hai công ty. Và theo đúng như dự đoán, Goldman Sachs buộc phải
chấm dứt hợp đồng làm việc với NRG trong giao dịch này.
KẾT LUẬN
Rất khó, nếu không muốn nói là không thể, để biết được một cách chính
xác biện pháp phòng thủ nào sẽ có hiệu quả. Mỗi cuộc sáp nhập hay mua lại
đều có những đặc điểm riêng biệt. Trong mỗi giao dịch có thể có nhiều nhà
môi giới cùng tham gia và mỗi người trong số họ đều có những động cơ
khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy trong số các công ty mục tiêu, chỉ có
khoảng 1/3 vẫn duy trì được sự độc lập của mình (các Bên Mua chỉ thành
công 50%, số Bên Bán còn lại bị bên thứ ba mua lại). Do đó, hầu hết các
Bên Bán cùng các nhà tư vấn của họ đều sử dụng phương án kết hợp phức
tạp giữa các biện pháp phòng thủ thụ động và chủ động. Chính vì không biết
cuối cùng (những) biện pháp nào sẽ đạt được hiệu quả nên các cổ đông có
thể tối đa hóa giá trị của công ty hoặc sẽ khiến Bên Mua không thân thiện
phải ngừng bước.
Các biện pháp phòng thủ mà một Bên Bán (hoặc Bên Bán tiềm năng) áp
dụng được thiết kế nhằm tạo khó khăn cho Bên Mua không thân thiện (tuy
nhiên, như thế không có nghĩa là Bên Mua phải chịu bó tay). Các biện pháp
này nhằm đòi hỏi một mức giá cao hơn cho giao dịch, đồng thời giúp Bên
Bán có thêm thời gian để tìm kiếm các biện pháp phòng thủ hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho thấy các chiến thuật phòng thủ rất có lợi cho các cổ đông;
và các công ty có sử dụng cả hai biện pháp phòng thủ ngăn chặn và chủ