7
THẨM ĐỊNH CHI TIẾT
Trong lĩnh vực M&A, thẩm định chi tiết (Due Diligence
điều tra các thông tin chi tiết về một công ty Bên Bán tiềm năng và lĩnh vực
mà công ty đó đang hoạt động. Các công ty mua phải hiểu rõ về công ty họ
dự định mua lại. Còn các công ty Bán cần phải hiểu rõ ai đang theo đuổi họ
và họ có nên chấp nhận một lời đề nghị giao dịch hay không.
Quá trình này bao gồm việc thẩm định các thông tin thực tế và kiểm tra
các mối quan hệ bên ngoài của công ty cũng như tình hình tài chính, hoạt
động nội bộ và ban lãnh đạo công ty. Thẩm định chi tiết thường được coi là
trách nhiệm của phía công ty mua. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Công ty
Bán cũng cần thực hiện quá trình thẩm định chi tiết đối với công ty mua
nhằm xác định xem lời đề nghị của họ có thân thiện và hợp pháp hay không
– quan trọng nhất là tìm hiểu xem họ có đủ năng lực tài chính để hoàn thành
giao dịch hay không. Trong những tình huống như vậy, công ty Bán thực
hiện thẩm định chi tiết để giúp hội đồng quản trị đưa ra những đề xuất dựa
trên những thông tin đầy đủ nhằm giúp cổ đông quyết định xem có nên chấp
nhận lời đề nghị mua không. Đối với trường hợp sáp nhập trong đó các bên
tham gia đều “ngang bằng nhau”, cả hai công ty đều nên tiến hành thẩm
định chi tiết.
Thẩm định chi tiết của công ty Bán đối với công ty Mua
Cuối tháng Tư năm 1991, James Hanson và Gordon White của Tập
đoàn Hanson plc (khi đó là một tập đoàn đa quốc gia) mua 2,8% cổ
phiếu tại ICI, tập đoàn hóa học toàn cầu khổng lồ của Anh. Lượng cổ
phiếu này được nhiều người đánh giá là bước đệm dẫn tới cuộc mua lại
ICI với giá 10 tỷ bảng.
Hơn một tháng sau, có nguồn tin cho biết Ngài White của tập đoàn
Hauson đã sử dụng tiền của công ty để mua ngựa đua, nhưng đã để mất
gần 8 triệu bảng trong vòng 4 năm qua. 80% số ngựa đua nằm trong tay