M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 18

những năm đầu của thiên niên kỷ mới cũng như những luật lệ ra đời sau các
vụ bê bối đó, trong đó đáng chú ý nhất là Đạo luật Sarbanes – Oxley tại Mỹ.
Các giao dịch trong giai đoạn này thành công nhờ vào ba yếu tố (xem Hình
1.1, trích trong bài thuyết trình do Towers Perrin thực hiện cùng với Trường
Kinh doanh Cass).

Một thay đổi nữa trong làn sóng thứ sáu là sự tăng cường các hoạt động

của những người mua tài chính (các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần riêng, và quỹ
đầu tư mạo hiểm) – đây là những người không có và không thể có chung các
lợi ích chiến lược với công ty tham gia giao dịch. Những quỹ này mua lượng
cổ phần lớn của các công ty, sau đó họ sẽ mua tiếp số cổ phần còn lại hoặc
gây áp lực phải tổ chức lại công ty nhờ vào các quyền cổ đông mà họ nắm
trong tay. Trong một số trường hợp, những hành động của các cổ đông này
đã ngăn chặn các cuộc sáp nhập xảy ra do họ cùng phối hợp tạo áp lực đối
với ban lãnh đạo công ty bởi vì họ cảm thấy rằng có thể có được doanh thu
cao hơn theo cách khác, chẳng hạn như quay vòng tiền mặt tới tay cổ đông
theo hình thức cổ tức đặc biệt, hoặc họ cho rằng tiềm năng phát triển tự thân
của công ty là rất lớn. Đây là trường hợp đã xảy ra đầu năm 2005 đối với
Deutsche Borse khi công ty này buộc phải rút lại lời đề nghị tiếp quản sàn
giao dịch chứng khoán London, mặc dù khi đó, hội đồng quản trị của
Deutsche Borse đã chấp thuận giao dịch này. Chúng ta sẽ đề cập trường hợp
này trong các phần tiếp sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.