M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 193

8

ĐỊNH GIÁ VÀ CẤP VỐN

Việc xác định giá trị của công ty Bán một cách hợp lý đóng vai trò tối

quan trọng cho sự thành công của bất kỳ thương vụ M&A nào. Nếu không
có nó, công ty mua có thể sẽ phải trả giá quá cao cho Bên Bán, hoặc Bên
Bán phải chấp nhận một mức giá thấp hơn so với giá trị thực của mình.

Không có cách thức chung nào để định giá một công ty. Xét từ nhiều góc

độ khác nhau, công tác đánh giá trong giao dịch M&A là một nghệ thuật. Để
đưa ra được những đánh giá hợp lý, cần phải dựa vào kinh nghiệm. Trong
mỗi cuộc đánh giá, cần phải đưa ra nhiều giả định khác nhau, và những thay
đổi nhỏ xuát hiện trong bất kỳ giả định nào đều có thể có tác động lớn tới
quá trình đánh giá đó.

QUYỀN CHI PHỐI

(1)

(CONTROL PREMIUMS)

Một trong những nhân tố quan trọng nhất khi định giá một giao dịch

M&A là mức chênh lệch chi phối. Để tiếp quản một công ty (tức mua toàn
bộ công ty đó), cần phải “vận động” các chủ sở hữu Bên Bán bán lại cổ phần
cho Bên Mua. Trong thời gian gần đây, mức chênh lệch chi phối này thường
dao động ở mức 20 - 40%.

Thông thường, giá cổ phiếu được niêm yết hằng ngày trên sàn chứng

khoán không bao gồm mức chênh lệch chi phối bởi phần lớn các giao dịch
thực hiện trên đó đều là các cổ phiếu thiểu số. Mức chênh lệch chi phối khác
nhau ở từng ngành nghề kinh doanh, thị trường,... và cách xác định mức
chênh lệch chi phối tốt nhất là tham khảo những cuộc mua lại mới diễn ra.
Các lĩnh vực khác nhau đều có thể trải qua những giai đoạn “hoạt động” - là
thời điểm các giao dịch M&A trong ngành sôi động. Trong trường hợp này,
một phần hoặc toàn bộ lượng mức chênh lệch chi phối có thể được phản ánh
trong giá cổ phiếu hiện tại, bởi khi đó, các công ty độc lập hoạt động trong
cùng lĩnh vực đó cũng có khả năng bị mua lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.