M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 5

1. Nhiều công ty không thể mang lại các lợi ích cho cổ đông như đã hứa

hẹn.

2. Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, quản lý cấp cao của các công ty

cũng như các nhà tư vấn theo đuổi các giao dịch vì những lý do cá
nhân.

3. Các giao dịch có động lực tự thân; có nghĩa là khi không còn thu hút

báo giới chúng vẫn không mất đi ý nghĩa của mình.

4. Giao dịch không kết thúc sau khi hợp đồng mua bán đã được ký kết;

trên thực tế, đó là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn khó
khăn nhất trong một giao dịch - đó là quá trình hòa nhập đầy gian nan
giữa hai công ty mà nhiều người vẫn hiểu sai.

5. Thành công với một giao dịch này không bảo đảm rằng bạn sẽ thành

công với giao dịch khác

Một số giao dịch M&A thất bại, kéo theo đó là những hệ quả trầm trọng.

Giao dịch giữa tập đoàn dịch vụ Internet AOL và tập đoàn truyền thông
Time Warner của Mỹ nhằm kết hợp truyền thông và phần mềm kỹ thuật số
đã mất đi tới 93% giá trị trong quá trình sáp nhập. VeriSign, một công ty
khác hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Internet, cũng để mất 17 tỷ USD
trong vụ mua lại công ty Network Solutions trị giá 20 tỷ USD, không những
thế, cổ phần của hãng này cũng giảm đi tới 98%. Không chỉ ngành kinh
doanh dịch vụ Internet mới gặp phải những thất bại nặng nề như thế. Một ví
dụ điển hình khác, đồng thời cũng là giao dịch trong đó vai trò thiết yếu của
tình báo doanh nghiệp đã bị bỏ qua, là Quaker Oats – một công ty thực
phẩm và đồ uống thành lập từ năm 1901. Trong giao dịch này, sự không
tương thích về văn hóa là một trong những thủ phạm chính dẫn đến những
thất bại hậu sáp nhập.

Quaker Oats

Ngày 1/11/1994, Quaker Oats mua lại Snapple với giá xấp xỉ 1,9 tỷ

USD và trở thành nhà sản xuất đồ uống nhẹ lớn thứ ba ở Mỹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.