cô Hạnh, cha ruột của bé Duyên, tôi thích được nghệ sĩ Thanh Bạch diễn
xuất. Người nghệ sĩ rất có tài đó, cứ tỉnh táo đóng vai vô tư lự và rất được
đàn bà yêu, vui vẻ và màu sắc. Thanh Bạch chịu tham gia, tuy chưa có kịch
bản hoàn chỉnh. Nhỏ Duyên thắc mắc, vậy khi bác Trần về ở chung một
nhà, bác ở và ngủ chỗ nào. Tôi nghĩ nên cho nhân vật điềm đạm này ngủ...
ngoài sân, tôi không muốn một mối tình trăng gió của các nhân vật lớn tuổi.
Người ta có thể yêu nhau, nhưng rất đẹp.
Tôi thật sự thích căn nhà mới, trong đó Hạnh thật siêng năng, cô trồng
những luống cải do hột giống tôi mua về, có cây bàng, cây ổi và những
cành hoa do các trẻ nít tới cho, chúng còn hứa sẽ đem tới nhiều hơn. Hạnh
cười nói có bữa cô ăn cải vườn nhà, khi về nhà tôi còn mang theo những
cành lan, và cây hoa hồng nhung. Đêm Hạnh ngồi may, cô đã có mối hàng
gia công, còn may áo cho hàng xóm, tôi có chỗ để máy chữ, tôi ghi dòng
chót của câu chuyện, nhân vật dễ thương như sau:
Một sớm nào đó anh sẽ lên yên “con ngựa” già, chiếc Su 100 năm, và
chính “tôi” sẽ nhìn lại ánh đèn trong căn nhà dễ thương một lần cuối, theo
dòng người về Sài Gòn, tôi ghé thăm Duyên, với Vui tôi sẽ tìm cách nào đó
cho cô nhỏ thoát khỏi môi trường xấu mà cô nhỏ khó bề vượt qua, tôi sẽ
chăm sóc Duyên học đại học. Khi cháu trờ thành sinh viên, nhất định anh
chàng lãng tử mỏi cánh sẽ bay về, dù sao đó cũng là mối tình tuyệt vời của
Hạnh, mối tình đầu, phụ nữ thì chung thủy hơn đàn ông. Nghề làm báo cần
bản chất đẹp như một bác sĩ, cho dù thế nào đi nữa sống cho đẹp là một
niềm vui.
Hạnh phân vân nhiều, chuyện đời có khi lại khác hơn tôi nghĩ, nhất là
trong các truyện ngắn hay phim, tay lãng tử sẽ không về... và Hạnh sẽ ra
cửa nhà chờ một bóng hình mà tôi nghĩ là cô đã thôi thương. Tôi nhớ nhỏ
Duyên, với má nó, nhớ ngôi nhà có mảnh vườn nhỏ trồng hoa, cải, cây
bàng, tuy nó còn chưa có tán lá che mát. Tôi nhớ đêm trăng Hạnh ngồi bên
thềm nhà mái tóc dài thơm mùi bồ kết. Rong ruổi trên khắp ngả đường, tôi