Rồi một thời gian khá dài trôi qua, chúng tôi quen thân với người trong
xóm nhỏ ngoại thành này. Khu xóm mọc dần những bức tường thật vui,
nhiều người tới ở, mỗi cảnh đời khác nhau. Chúng tôi bận bịu với nhà mới,
tiền nợ còn phải trả, vì anh thợ hồ tốt bụng xây đẹp hơn là chúng tôi định.
Vả lại nhỏ Duyên ở lại Sài Gòn, nhưng không phải ở với Vui. Tôi đưa đón
Duyên về thăm Hạnh, và chúng tôi cùng bàn chuyện về Những Bức Tường
Biết Nói phần kết.
Một đêm trước thềm nhà chúng tôi, mảnh trăng tròn hiện ra rực rỡ, soi
ánh sáng huyền diệu qua những cành lá dừa. Hạnh dưới trăng đẹp hơn là tôi
tường, bên cạnh là nhỏ Duyên đẹp hơn mẹ, hai mẹ con đều đẹp, tôi ngồi nơi
thềm nhà hút thuốc lá. Hạnh xoay qua nói:
- Anh hút thuốc nhiều quá không tốt đâu.
Nhỏ Duyên cười thật lớn, lần đầu nó nghe Hạnh chăm sóc tới tôi.
- Bác Trần, ai đọc truyện của bác cũng thấy thương ông nhà báo, nhưng
con coi phim truyện cũng nhiều, phim mình thiếu những chuyện như thật,
đoạn kết viết sao đây?
Tôi đã quyết định rất đẹp, không phân vân. Khuôn hình cuối cùng khi
tôi rời xóm nhỏ trên chiếc Su 100 của tôi, tôi sẽ ngoái lại nhìn một lần chót
căn nhà kỷ niệm của mình. Tôi thì thầm nói với Hạnh, sau một lúc trầm
ngâm, Hạnh nói:
- Án mạng xảy ra chỗ bar đêm của Vui, anh có mặt với tư cách phóng
viên, vả lại khi còn chung nhà Vui cũng có tình cảm với anh, em nghĩ rằng
nếu ông nhà báo rời khỏi nhà mình, sẽ gặp lại Vui. Phải có hậu, những mối
tình éo le như vậy mới có chuyện hay.
Hình ảnh người nhà báo tôi mường tượng như nghệ sĩ, kịch sĩ, đạo diễn
Công Ninh, nếu như chuyện Những Bức Tưàng Biết Nói được dựng thành
phim. Anh Công Ninh nghe tôi kể rất thích. Còn tay lãng tử giang hồ chồng