cánh. Hạnh sẽ làm thợ may vườn trong xóm nhỏ, cháu Duyên sẽ về nhà
những ngày chủ nhật vui nhộn, tôi sẽ bắt điện, làm đèn nơi bàn học cho
Duyên, không để Hạnh chê tôi chết nhát. Vào những lúc đêm về, tôi với
Hạnh sẽ dõi mắt hướng về Sài Gòn thật đẹp với vầng sáng rực rỡ, nơi có
Duyên ngồi học, cháu học để làm chủ ngôi nhà của cháu, của người Sài
Gòn, nơi Duyên được hạ sinh bởi một mối tình độc đáo, trắc trở.
Chuyện lớn nhất của ba chúng tôi khi còn những ngày thuê nhà. Người
chủ quê quán miền Trung nhận Hạnh là đồng hương, bà vui lòng cho ở lại
vì người ta cất nhà mà, có phải “dân thường” đâu và đó là ngày thi của
Duyên, và chuyện chạy tiền của tôi, trong đó vai chính là Hạnh, bởi tôi ngô
nghê trong việc xin “cứu trợ”.
Tôi chờ Hạnh sau yên xe tàn của tôi lên Trung Chánh, Hóc Môn, quận
12. Khi thấy mảnh đất Hạnh bùi ngùi, nhỏ và xanh rờn cỏ dại, cây trái. Xóm
nhỏ ngoại thành hiền hòa chào đón người mới, bà con xúm xít hỏi thăm, có
người nhắc ghế để “hai vợ chồng” tôi ngôi, còn rót nước mời trà. Lần này
chúng tôi cất nhà mới là oai chớ. Dự định chỉ có vỏn vẹn hai bức vách còn
thì vách mượn, tất nhiên phải có mái nhà, cái cửa ra vào. Nơi nào Hạnh để
máy may, chỗ nào tôi đặt máy chữ, chu đáo, Hạnh nói:
- Em sẽ để cho anh thật yên tĩnh, máy chữ của anh và chỗ anh ngồi sẽ
nhìn ra một nơi có trời đất mà lâu nay anh thích, có cành cây, mấy con chim
se sẻ mà anh vẫn thích.
Còn tôi thì nói thầm: Anh sẽ ngồi canh chừng, nhm qua khung cửa nhà
mình. Nếu như anh chàng diên viên hài kịch, kiêm hoạt náo viên đó tới, anh
sẽ báo động với em, hoặc là anh sẽ lừa cho hắn lạc đi đường khác.
Tôi biết trong tận cùng trái tim Hạnh, sau mười tám năm dài, vẫn còn
hình bóng anh chàng lãng tử đó. Tôi cũng đoán có một lúc nào đó anh
chàng mỏi cánh tìm về, nhưng giờ thì anh mải lang thang không nhà, còn
tôi thì đã có một mái nhà. Đàn bà cần một người đàn ông và cần một bếp