thường của tôi. Hạnh hay gây với tôi, có khi những ý kiến manh nha hơi
thiếu lương thiện của tôi làm cho Hạnh bất bình. Tôi thì nóng tính nhưng
với Hạnh tôi tốt nhịn, nhiều khi Duyên ngắm nhìn hai đứa tôi, nó cười mỉm
chi. Chúng tôi là bạn tốt của nhau, kể cả nhỏ Duyên, nó thông minh và rất
thực tế tới đỗi ngạc nhiên, sự đau khổ không hề thấy trong mắt của cháu.
Đó đã là một đời sống lý tưởng của một gia đình nghèo nhưng hạnh phúc,
kể cả lúc dọn nhà suy tư, tới đâu người ta cũng gọi tôi là chủ hộ khẩu, tức
chồng của Hạnh, cha nhỏ Duyên.
Chúng tôi, ngồi lại căn nhà đường Phạm Viết Chánh này, ngôi nhà đã có
kỷ niệm. Tuy mong manh vài tháng, hầu như đã quen từ viên gạch tới thềm
nhà, Vui trầm ngâm nói: Nhiều khi em cũng muốn lấy... đại một ông Tây,
ông Tàu, ông Ả Rập nào đó để ổng sắm cho mình một căn nhà. Nhưng nói
tiếng khác nhau, râu ria xồm xoàm, lại còn không yêu nổi thì càng khổ đời.
Con nhỏ bạn em nè... sau khi nghỉ mát Đà Lạt về tới Sài Gòn với một thằng
Tây. Thằng Tây nó xù bạo, gặp tỉnh rụi như không có chuyện gì xảy ra, con
nhỏ mất... trắng mà nhà đâu trời! Em phục nhỏ Duyên, nó nói nhà nó do
công sức mình làm ra là nhà của mình.
Cả xóm ngạc nhiên và tức cười, gia đình tôi, có Vui một tay, dọn đồ
bằng xe Su 100 tới một nhà chỉ cách đó chừng trăm thước, con đường lớn
chỉ đập một khoảng dài đúng chóc ngay chỗ tôi kể. Lần này lại ở chung với
cô cậu sinh viên quen biết, cả bọn cười rần. Tay bắt mặt mừng.
Những bức tường chung quanh chúng tôi, những ngôi nhà chúng tôi
thuê mướn cứ mất dần đi và tương lai sẽ là những con đường lớn, khu xóm
khang trang, tiện nghi. Nhưng phải điều kiện nào đó cho người chủ mới,
như khu Phạm Viết Chánh này chẳng hạn, hiện nay vang lên tiếng búa.
Giữa xôn xao lộn xộn, nhỏ Duyên chưa cho mẹ coi điểm học kỳ của cháu,
Duyên học hết ý, tất cả đều có điểm cao, duy chỉ có môn văn là cháu yếu,
có lẽ cháu quá cứng cỏi. Tôi nói về nghề mình, chữ nghĩa có thể xào nấu
như nấu ăn, nhỏ Duyên cười hiểu ngay. Mỗi lần tới nơi ở mới, tôi lại chụp