ngồng bộ đồ của ông Adam đòi đền bù thỏa đáng, nếu không ông ta cương
quyết ở lại.
Cậu con chủ nhà lý tưởng ven sông cám cảnh “gia đình tôi” nói cứ yên
tâm ở lại nơi đây, cho tới mười năm nữa, đời con đời cháu ngoại cũng tốt,
an cư lạc nghiệp. Nhưng chưa tới ba tháng, ngôi nhà lại có người tới coi
mua, cậu chủ mất tăm, mẹ của cậu ta bán ngay cho người ta. Chúng tôi...
những kẻ không nhà lại dọn nhà, tìm tới ở chỗ khác. Nhỏ Duyên tỉnh queo
với chuyện dọn nhà, bởi vì theo cháu mỗi năm mẹ dọn nhà tới năm, sáu lần.
Quả thật vậy, tôi cũng đã phụ dọn với mẹ con Hạnh không dưới bốn lần
trong một vài tháng, nhỏ Duyên cười: Tụi bạn con hỏi con nhà ở đâu số
mấy con cũng không biết làm sao mà nói. Có khi sáng con gái xe đạp đi
học, chiều lại Duyên đi kiếm ngôi nhà... mới.
Lần dọn nhà này chúng tôi tới ở một căn nhà cạnh cầu Văn Thánh, khu
chợ chiều thường bị thổi còi... ép sát hẻm, lại dọn ra bán tiếp. Hạnh mở
quán giải khát bún bò Huế, Hạnh đã kiệt sức với nghề thợ may tăng ca.
Quán bún bò kiêm luôn tiệm may, Hạnh vừa nấu bún vừa may vá, nhiều lúc
may những món tức cười, như một ông tới may lại may lại cái phẹt-ma-tuya
quần Tây đã cũ xì, ông ta nói nghe đồn đây có cô Hạnh may đẹp. Sống cũng
tàm tạm qua ngày, nhưng tiếc quá xóm này phải dọn đi vì nới đường, vì
dưới cột điện cao thế.
Cả nhà dọn tới chỗ ở mới nữa, một căn nhà trong hẻm, gần chợ Thị
Nghè, lúc này đã quen nhau nhiều, tôi như người trong nhà, mặc dù tôi với
Hạnh chẳng là cái gì của nhau. Nhà vắng vẻ, có cửa sắt khóa, tôi chạy xe về
tới thì không Hạnh cũng Duyên ra mở cửa, lối xóm lại cứ tưởng chúng tôi
là một gia đình hạnh phúc tràn trề.
Duyên sắp học thi hết lớp 12, nhiều khi tôi chở Duyên đi học, bởi vì xe
đạp của cháu hư, rồi nhiều khi tôi chở Hạnh đi chợ, bởi chiếc Su nữ tuổi thọ
100 của Hạnh cũng nhõng nhẽo. Tôi năn nỉ Hạnh để cho tôi đóng tiền nhà
bởi Hạnh hết đường binh, ban đầu thì cô không chịu nhưng biết làm sao mà