do băng Bình Xuyên chống lưng và, ít công khai hơn, người Pháp, đã tiến
hành một trận đánh giáp lá cà trên những đường phố Sài Gòn.
Trận chiến với băng Bình Xuyên đã chứng tỏ khí phách của ông Diệm.
Vị lãnh tụ đã đặt cược vào sự chính trực và giành chiến thắng. Nó cũng
chứng tỏ một lần cho mãi mãi rằng ông Diệm đã không cần thậm chí là sự
ủng hộ hời hợt nhất của vị hoàng đế. Một vài tháng sau khi triệt hạ băng
Bình Xuyên, vào mùa hè năm 1955, ông Diệm đã trục xuất vua Bảo Đại và
đứng lên làm lãnh tụ duy nhất của Việt Nam Cộng hòa. Không còn giới hạn
bởi chức danh Thủ tướng, ông Diệm đã tự xưng là người đứng đầu nhà
nước, Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa.
Tất cả những diễn biến này đã xảy ra để chứng tỏ với người Mỹ, hay chí
ít là Lansdale, việc người Pháp đã "sai lầm chết người" đến thế nào khi
đánh giá thấp vị tân Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa. 19 Một bức điện
tín của Bộ Ngoại giao Mỹ cho John Foster Dulles đã cung cấp bản tóm
lược có lẽ là hay nhất về hoàn cảnh mà ông Diệm nhận thấy mình trong đó.
"Diệm thiếu kinh nghiệm và là người khó thỏa hiệp". Hơn nữa ông "nhất
quyết xây dựng một chính quyền không tham nhũng và hiến mình cho sự
nghiệp giành lấy nền độc lập quốc gia đích thực". Các nhà làm chính sách
Mỹ có thể nhìn thấy những thiếu sót về cá nhân của người đàn ông này, như
tính ương ngạnh, ưa gây bực dọc của ông, nhưng trớ trêu thay, "chỉ một
chính quyền thuộc loại như ông Diệm mường tượng, và nó xứng đáng với
sự hỗ trợ của chúng ta - mới có nhiều cơ hội đứng vững". Viện trợ của Mỹ
cho Việt Nam Cộng hòa trong năm tài khóa 1955 lên tới 77. 500. 000 Mỹ
kim. Một ít trong số tiền đó dùng để giúp đỡ dần tị nạn; một ít dùng để hỗ
trợ chuyên môn về giáo dục, y tế, và quản trị công. Nhưng phần lớn là để
giúp ông Diệm tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo công chúng vào một hệ
thống chính quyền không Cộng sản. Số tiền viện trợ sau đó chỉ có tăng lên
mà thôi. Vị nguyên thủ mặt tròn nhỏ con đã sắp sửa trở thành người đàn
ông mà tạp chí Life tung hô là "Người Đàn Ông Cứng Rắn Kỳ Diệu của
Đông Nam Á". 20