mớ da cháy khét. Chỉ còn những ký ức ở lại với bà. Nhưng bà ngạc nhiên
thấy mình không buồn nản. Một cái gì mới mẻ mở ra trong tâm hồn bà,
đúng như nó đã mở ra khi bà rảo bước qua một cây cầu ở miền Trung Việt
Nam khi còn là một phụ nữ hăm mốt tuổi với đứa con nhỏ trên tay. Bà sẽ
không bao giờ quan tâm đến những cái vụn vặt như quần áo hay của cải vật
chất nữa.
Những tấm ảnh chụp những người phụ nữ giữa những bộ da cọp trong
phòng ngủ Dinh của bà Nhu càng thêm phần xúc động bởi thảm họa ập đến
đã biến Dinh thành một cảnh tượng tan tành vỡ vụn.
Tôi cẩn thận dán từng tấm ảnh vào cuốn album, mỗi tấm một trang và
mỗi trang được bảo vệ bằng một miếng giấy da mịn. Cuốn album tôi đã
chọn có màu đỏ, để được may mắn, tất nhiên. Tôi gởi đi sau khi đã chèn
đóng xốp viên đậu bằng thư tín ưu tiên. Đáp lại, bà hết lời ca tụng tôi. Việc
tôi hoàn thành thách thức của bà chắc chắn là một dấu hiệu thiêng liêng.
Nhưng bà chưa hoàn toàn sẵn sàng, bà nói, thực hiện lời hứa chuyển giao
cuốn hồi ký. Tôi nên kiên nhẫn, bà quở trách.
Dĩ nhiên, tôi sẽ biết rõ hơn.
Chú thích 1. Martha T. Moore, "Phỏng vấn Jean Smith", USA Today, 26
tháng 9 năm 2010.
2. Lời trích dẫn của LBJ trong President Kennedy: Profile of Power của
Richard Reeves (New York: Simon and Shuster, 1994), 118.
3. Ghi chép về hành trình ở Sài Gòn của Johnsons, xem Death of a
Generation: How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the
Vietnam War - Cái Chết Của Một Thế Hệ: Những vụ ám sát Diệm và JFK
đã kéo dài chiến tranh Việt Nam như thế nào của Howard Jones (Oxford:
Oxford University Press, 2004), 61-65.