đó đơn giản chỉ là một tai nạn xe cộ trên con lộ nông thôn tối trời. Họ
không bao giờ giải thích tại sao chiếc xe lỗ chỗ những vết đạn.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Marguerite Higgins, ông
Nhu thành thật cho biết dân chúng không thích ông đến độ nào, "tôi bị ghét,
và vợ tôi cũng vậy", nhưng ông sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm của mình,
"chính quyền nào cũng có tay cứng rắn, người làm những việc dơ bẩn và
khó ưa. Ngay cả Eisenhower cũng phải có một Sherman Adams [cước chú
của Higgins: ông Nhu lấy làm tự hào khi theo dõi sát những việc làm kín
đáo của chính phủ Hoa Kỳ]... Ở Việt Nam, nơi bạo lực và hiểm độc có ở
khắp mọi nơi, tôi là người nhận những công việc không dễ chịu. Tôi chính
là kẻ bị lăng mạ, nhờ đó mà người khác có thể được dung thứ". 15
Sự bất mãn của dân chúng đối với ông Nhu và người vợ khả ái của ông
được nhiều người Mỹ nghe thấy ngay cả trước chuyến công du của
Johnson. Vậy thì tại sao Phó Tổng thống đưa ra tất cả những hứa hẹn tươi
sáng về sự cam kết của Mỹ đối với chế độ này? Như Johnson giải thích
trong một cuộc chất vấn chính thức về chuyến công du, không phải chỉ
mình ông Diệm và gia đình ông chịu đối xử như vậy. Ông Diệm phức tạp,
xa cách, và chung quanh ông là những người "không xứng đáng và kém
năng lực". Nhưng sự thật vẫn là không có người nào khác để Mỹ sử dụng
nhằm giữ vững lập trường chống chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á. Khi
ở Sài Gòn, trong một khoảnh khắc phấn khởi và vui sướng, Johnson hào
hứng tuyên bố Ngô Đình Diệm là Winston Churchill của châu Á.
"Ông có thực sự muốn nói vậy?", nhà báo Stanley Karnow hỏi.
"Cứt", Johnson lè nhè trả lời, "Diệm chỉ là cậu bé duy nhất chúng ta tìm
được ở đây".
Karnow không thể viết điều đó lên báo Saturday Evening Post, như
phóng viên tờ New York Times Homer Bigart đã sáng chế ra cụm từ nói về
tình thế khó khăn của Mỹ ở Việt Nam: "Chìm hoặc bơi cùng với Ngô Đình