sự - rất xa với con số 200. 000 người sẽ có mặt ở quốc gia này vào cuối
năm 1965. Vào năm 1963, vẫn chưa có bộ binh.
Nhưng Việt Nam đã đến với Hoa Kỳ - ít nhất là trong hình dáng bé nhỏ
của bà Nhu để chuẩn bị cho một chuyến đi tiếp xúc báo chí trên toàn nước
Mỹ. Lẽ ra bà nên sợ hãi. Mọi thứ đang bị đe doạ - gia đình bà, đất nước bà,
thậm chí sự an toàn của bà. Hình như bà nhận biết mối nguy đó. Bà cảm
thấy, bà thú nhận, mình như "con mèo con bị tóm cổ ném vào đấu trường
sư tử". Cho nên lẽ ra bà phải biết bà đang đi trên băng vỡ. Lẽ ra bà nên im
lặng. Lẽ ra bà không nên đến Mỹ. Nhưng nếu vậy nó sẽ làm bà Nhu trở nên
khả đoán, mà bà hoàn toàn không phải như vậy.
Bà dạn dĩ bước ra khỏi máy bay, son môi hồng tươi và nụ cười rạng rỡ.
Chuyến đi xuyên Đại Tây Dương lúc ấy vẫn còn là cái gì xa hoa - những
bữa ăn thịnh soạn, phục vụ theo cung cách Trung Hoa, với vô vàn thức
uống. Mọi người ăn mặc trịnh trọng cho những chuyến bay. Bà Nhu khoác
chiếc khăn choàng lông chồn sẫm màu lên bộ váy nâu bó sát thân hình
mảnh dẻ; đôi giày gót nhọn lòi ra dưới ống quần trắng. Bà đi dọc hai hàng
ghế mà không chỉnh lại tóc, vốn đã lệch rối chút ít trong chuyến bay dài.
Một lọn tóc bướng bỉnh bật lên sau vành tai trái khi bà rảo bước tới sảnh
nhà ga.
Một vài tùy viên cấp thấp của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở
Washington, D. C, có mặt ở sân bay để đón bà Nhu. Bà đưa bàn tay đeo
găng với cổ tay thẳng vẫy chào họ, vẻ rất uy nghi. Còn có các thành viên
của phái đoàn ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ở Liên Hiệp Quốc, và bao
trùm lên họ là vô số những gương mặt da trắng và ánh đèn rực sáng.
Bà Nhu phải mất bao lâu để nhận ra những sự vắng mặt đáng chú ý
khác? Không có đại diện chính thức của Hoa Kỳ. Không có ai ở liên bang,
tiểu bang, hay thậm chí quan chức địa phương đến gặp Đệ nhất Phu nhân
của nước Việt Nam Cộng hòa, đồng minh chính thức của Hoa Kỳ trong
cuộc chiến Chiến tranh Lạnh chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Chỉ có một sĩ