quan cảnh sát, cùng cấp dưới của anh ta, và bốn cảnh sát tuần tra của thành
phố New York có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho bà. Cựu đại sứ Trần Văn
Chương và vợ ông cũng vắng mặt. Mặc dù thực sự họ đang ở thăm New
York hôm đó, nhưng không nhằm mục đích đón con gái mình. Thay vì vậy,
vợ chồng ông Chương đang gióng hồi chuông báo động cho khắp thành
phố này về những tàn phá mà cặp vợ chồng đói khát quyền lực Nhu - Xuân
đang gây ra cho Việt Nam Cộng hòa. Họ cảnh báo rằng chính phủ ở đó
không thể cải cách được nữa. Cha mẹ bà Nhu kêu gọi truất phế bà.
Bà Nhu tiếp tục đi, băng qua mặt sân nhựa đường để đến sảnh nhà ga
Pan American - một khối tròn lớn lơ lửng trông như con tàu vũ trụ xa lạ.
Một trăm nhà báo và phóng viên ảnh xô đẩy nhau để được nhìn rõ hơn
những bước chân đầu tiên của bà trên đất Mỹ. Các nhà báo hẳn phải ngạc
nhiên tự hỏi làm thế nào mà người đàn bà nhỏ bé này lại là tâm địa chấn
của quá nhiều vấn đề như vậy. Những cái micro nhỏ xíu và những cái máy
ảnh chực chờ ghi nhận mọi dấu hiệu thiếu tự tin, một điểm yếu trong tính
cách. Nhưng bà Nhu đã quen với việc tự chủ trước đám đông. Nụ cười của
bà trông khá tự nhiên.
Bà Nhu đi tới cái bục dành sẵn cho bà. Bà phải đứng trên một chiếc ghế
nhỏ để sờ được cái micro. Giọng bà vang lên rắn rỏi và rõ ràng như tiếng
chuông khi bà đưa ra một vài nhận định đã chuẩn bị trước - bà đang trông
chờ vào chuyến đi sắp tới, bà nói. Một chiếc khăn choàng đã che giấu một
cái gì đó vốn có thể phơi bày trong mắt bà. Bà Nhu nhắm mắt lại, khẽ gật
đầu.
"Tôi đã trở thành, ngoài ý muốn của tôi, một con người gây tranh cãi.
Tôi không muốn gây rắc rối cho ai cả". Vì giờ đây đã ở trên nước Mỹ, bà
Nhu nói bà làm mọi cách để "cố hiểu vì sao chúng ta không thể sát cánh
bên nhau".
Khi bà Nhu nói tiếng Anh, giọng bà trầm bổng lên xuống, và một số từ
quyện vào nhau rù rì. Lối nói của bà nghe gán như ve vãn. Nhưng cái nhún