Wellesley. Bà biết cách nói chuyện với người Mỹ. Đây không phải là
chuyến đi đầu tiên của bà đến nước Mỹ, và bà đã quen với văn hóa của nó.
Bà Tưởng hiểu một nghịch lý của Mỹ đã khiến bà hoài nghi một cách tự
nhiên về cách mình được đối xử. Trong kinh nghiệm của bà, người Mỹ có
thể thú nhận bị mê hoặc bởi câu chuyện lãng mạn phương Đông nhưng vẫn
giữ thái độ phân biệt chủng tộc và trịch thượng. Bà Tưởng nổi giận với bất
kỳ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay thái độ trịch thượng mặc nhiên nào vì
bà là người Trung Hoa, và bà nhất định đòi hỏi phải có những nghi thức
long trọng trong suốt chuyến thăm Hoa Kỳ của bà. Giống như bà Nhu, về
lý thuyết bà Tưởng không phải là vợ của quốc trưởng danh nghĩa: Tưởng
Giới Thạch là người có nhiều chức vụ, nhưng chức chủ tịch Trung Hoa
không nằm trong số đó. Bất chấp điều đó, đích thân Tổng thống và Phu
nhân Roosevelt chào đón bà Tưởng khi chuyến tàu lửa của bà dừng bánh
trên sân ga ở Washington, D. C. Bà ngồi trên xe của họ chạy tới Nhà Trắng.
Tại đây có một lần vợ chồng Roosevelt mời bà qua đêm tại Phòng Hồng và
chuẩn bị giường cho bà với những tấm trải lụa cho hợp với làn da nhạy cảm
của bà. Trong suốt chuyến đi, gần như mỗi tháng một đêm, vợ chồng
Roosevelt lại mời bà Tưởng đến ăn tối với họ. 1
Trái ngược hoàn toàn, bà Nhu vẫn đang nhận sự đối xử lạnh lùng từ bộ
máy hành chính Kennedy và toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ.
Bà Nhu đến Washington, D. C ngày 15 tháng Mười năm 1963. Bà đã
nói chuyện với sinh viên Đại học Princeton ở bang New Jersey sáng hôm
đó, và ngày hôm trước ở Đại học Cambridge, Massachusetts, trường Luật
Harvard và Radcliffe College. Bà sẽ mất thêm một tuần nữa ở Bờ Tây, ở
giữa và chung quanh thủ đô của quốc gia này, trước khi bay đến Chicago.
Một lịch trình mệt nhoài. An ninh tăng cường đã được thực hiện; có lẽ do
dự báo những cuộc biểu tình phản đối sẽ còn tệ hơn ở Washington so với ở
New York. Do đó bà Nhu có cả đoàn tùy tùng theo sát bà đi qua Hạt
Columbia và các vùng phụ cận. Bà cùng con gái đi trên chiếc xe dẫn đầu,