tấm bia mộ, mùi hành dại lan tỏa trong không trung. Mùi này sẽ chỉ còn
vương lại trên những đầu ngón tay chúng tôi trong một vài giờ, nhưng cảm
giác thỏa mãn khi nhìn thấy và dọn quang những ngôi mộ đã lưu lại với tôi.
Điều đó tượng trưng cho một nhiệm vụ trước mắt. Để tìm hiểu bất kỳ điều
gì về Rồng Cái, tôi sẽ phải sắp đặt những chi tiết cuộc đời bà trong trật tự
và đặt gia đình ông Chương vào một bối cảnh lớn lao hơn của lịch sử Việt
Nam. Điều quan trọng là kể câu chuyện trước khi nó chịu sự ghẻ lạnh của
một nấm mồ bị lãng quên.
Trước khi rời đi, tôi đặt tay lên mỗi tấm bia đá. Hình ảnh những gương
mặt hiên từ của ông bà Chương trên tờ báo hiện lên trước mặt tôi. Tôi rất
đỗi tiếc thương cho họ; những gì họ đã trải qua thật quá ư khủng khiếp.
Những lời của Lệ Chi, con gái cả của họ, vang lên trong tâm trí tôi: "Bạn
càng kể lể về những vinh quang của quá khứ, cái kết cục sẽ càng trở nên
kinh khủng". 7
Chú thích 1. Phần "Những Ghi Chú Về Người", New York Times, 16
tháng 10, 1971, 37. 3. Cuộc gọi điện của bà Chương với Hilsman được kể tỉ
mỉ trong Điện tín của Bộ Ngoại giao tới Sài Gòn số 764 (8 tháng 11 năm
1963) ; Về câu trả lời của Lodge, xem Điện tín của Đại sứ quán từ Sài Gòn
số 984, 9 tháng 11, 1963.
4. Thư của Trần Văn Khiêm gởi cho Ký giả Úc Denis Warner, ngày 1
tháng 5, 1964.
5. Joe Holley, "Tussle over St. Elizabeth's: Preservationists Set Their
Sights on What Could Become Department of Homeland Security
Headquarters", Washington Post, 17 tháng 6 năm 2007, C1.
6. Về việc Khiêm bị đày qua Pháp, xem "Man Charged with Killing
Parents Deported to France - Người Đàn Ông Mang Tội Giết Cha Mẹ Bị
Đày Qua Pháp" của Santiago 0'Donnell, Washington Post, 29 tháng 10 năm
1993, D6; và những ghi chép của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Khiem, Tran