để đến làm khách của ông. Chase và vợ ông để bà Nhu sử dụng phòng ngủ
của họ trong khi họ dời ra phòng khách.
James McFadden, chủ tạp chí bảo thủ National Review, là một trong số
ít người đến thăm bà Nhu, và báo chí tường thuật rằng bà đã thương thảo
với các nhà xuất bản và giới làm phim, dù đang ở Los Angeles, để bàn về
việc bán câu chuyện của bà. Nhưng giá trị lớn nhất của bà Nhu có thể được
nhìn ra nếu bà ở lại Hoa Kỳ đủ lâu để gây ảnh hưởng đến năm bầu cử sắp
tới. Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại, Clare Booth Luce và
Richard Nixon chia sẻ cảm tưởng rằng bà Nhu thực sự có khả năng gây tổn
hại cho Tổng thống Kennedy. Luce nói với Nixon bà tin chắc "Jack
Kennedy muốn có một nền hòa bình qua thương thuyết!" và một khi người
Mỹ nhận ra những ý định thật của ông, một Việt Nam Cộng hòa trung lập,
ông sẽ không được bầu lại. Bà Nhu, người góa phụ đang khổ đau, "vẫn là
một khuôn mặt bí ẩn".
Nhưng rốt cuộc bà Nhu không có chọn lựa thực sự nào. Bà không có
tiền, và những người bạn phe Cộng hòa cũng không thể giúp đỡ bà mãi. Bà
để lại một nửa hóa đơn 1. 000 đô chưa thanh toán ở khách sạn Beverly
Wilshire, và bà rời Hoa Kỳ đến Rome để được đoàn tụ với ba người con
của mình. Trước khi đi, bà Nhu đọc bài phát biểu từ biệt ở sân bay. "Giu-đa
đã bán Giê-su để đổi lấy 30 đồng tiến vàng. Anh em nhà họ Ngô đã bị bán
chỉ vì vài đô la".
Trong khi bà Nhu đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ về vụ đảo chính, những
người khác cũng đổ tội cho bà. Tổng thống John F. Kennedy không phải là
người duy nhất đổ lỗi cho bà Nhu về vụ đảo chính ở Sài Gòn. Viên chức Sở
Thông tin Hoa Kỳ Everett Bumgardener gọi bà Nhu là "điểm va chạm"
giữa người Mỹ và chế độ họ Ngô. Bà lập ra "đủ thứ mà tôi nghĩ là tai hại
đối với chính quyền ông Diệm để rồi cuối cùng dẫn đến sự suy sụp của
ông". 2 Sử gia về Việt Nam Joseph Buttinger cũng không nhẹ nhàng hơn
trong công trình lịch sử hai tập của ông về Chiến tranh Việt Nam: Ông mô