sau thảm kịch ở Việt Nam". Bà Nhu muốn nói rằng, cách nào đó bà thấy
mình mạnh mẽ hơn hay được trang bị tốt hơn để đối mặt với thảm kịch so
với bà Kennedy khi bà viết, "Tôi càng thông cảm hơn nữa vì tôi hiểu rằng
thử thách này đối với bà có vẻ như không thể chịu nổi vì bà đã quen sống
một cuộc sống được chở che an lành". Nói cách khác, giờ thì bà thấy nó
như thế nào rồi đó.
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức trên chiếc máy bay phản lực Air
Force One vào tháng Mười Một, 1963, tân Tổng thống Mỹ, Lyndon
Johnson, xem xét việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Ông nói, ông sẽ
không là "vị Tổng thống nhìn thấy Đông Nam Á đi theo con đường Trung
Hoa đã đi"; ông cũng sẽ không để Hoa Kỳ thất bại trước Bắc Việt, "một
quốc gia tiêu điều, xơ xác". Trong năm tiếp sau đó, Johnson bật đèn xanh
cho các cuộc đột kích Bắc Việt, tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ từ 12.
000 đến 75. 000 quân, và sử dụng các cuộc tấn công được nghe báo cáo lại
vào một tàu Mỹ ở Vịnh Bắc bộ để biện minh cho việc gây chiến của Tổng
thống. Mọi sự chỉ có tồi tệ thêm từ đó. Các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ
được triển khai vào năm 1965, và chiến tranh ở Việt Nam chuyên thành
cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và phe Cộng; Trung Hoa và Liên Xô cũng
bắt đầu gởi viện trợ giúp Bắc Việt. Đến trước năm 1969, có hơn 500. 000
quân nhân Hoa Kỳ đồn trú ở Việt Nam, nhưng họ vẫn không thể cứu quốc
gia này thoát khỏi tay Cộng sản. Hoa Kỳ rút quân năm 1973, và ngày 30
tháng Tư, 1975, những chiếc xe tăng Cộng sản tiến vào Sài Gòn. Việt Nam
cuối cùng đã được thống nhất, nhưng phải trả giá nhân mạng quá đắt. Có
đến 2 triệu dân thường Việt Nam, 1, 1 triệu quân Bắc Việt và quân Cộng
sản ở Nam Việt Nam, cùng gần 250. 000 quân nhân Việt Nam Cộng hòa
thiệt mạng; năm 1982 Bia tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam ở
Washington, D. C, khắc tên hơn 58. 200 thành viên của Quân lực Mỹ chết
hoặc được ghi nhận mất tích trong chiến tranh. Những bài học tỉnh ngộ về
Việt Nam vẫn còn ám ảnh chính sách của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.